Top 5 le hoi o Nhat Ban ban khong nen

Top 5 lễ hội ở Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ

Nhật Bản không chỉ được biết đến là một đất nước có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, nền kinh tế đứng hàng thứ 2 thế giới mà còn là quốc gia có văn hoá truyền thống đa dạng, phong phú.

  

Để giữ gìn những nét đẹp văn hóa đó thì Nhật Bản hàng năm tổ chức rất nhiều lễ hội. Cùng điểm qua 5 lễ hội ở Nhật Bản mà bạn không nên bỏ lỡ nhé.

1. Lễ hội Shichi-go-san – Ngày con khôn lớn

Top 5 lễ hội ở Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ

Nếu đến thăm Nhật Bản vào giữa tháng 11, bạn sẽ có dịp ngắm nhìn những cô cậu bé dễ thương xúng xính trong bộ Kimono hay Hakama truyền thống, theo chân ba mẹ đến đền Thần đạo dự lễ Shichi-go-san. Mỗi đứa trẻ cầm trên tay thanh kẹo Chitose ame (kẹo ngàn năm) có hai màu trắng, đỏ – những màu thường dùng trong các dịp tốt lành – đi kèm với chiếc túi giấy dài in hình hạc rùa (biểu tượng của sự trường thọ) hay shouchikubai (tùng, trúc, mai). Shichi-go-san là lễ hội thường niên được tổ chức vào giữa tháng 11 hàng năm, để đánh dấu sự trưởng thành của những đứa trẻ khi chúng tròn 3, 5, 7 tuổi. Shichi-go-san có nghĩa chỉ các con số “bảy, năm và ba”. Những con số này đánh dấu bước trưởng thành quan trọng trong cuộc đời những đứa trẻ.

2. Lễ hội Hanami – Lễ hội hoa anh đào

Top 5 lễ hội ở Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ

Ảnh: @atulvi Hoa anh đào được coi là biểu tượng của Nhật Bản chẳng thế mà người Nhật có hẳn một lễ hội dành cho loài hoa đặc biệt này. Hằng năm vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 là thời điểm những bông hoa anh đào nở rộ người dân Nhật tổ chức lễ hội có tên là Hanami. Đây là dịp để mọi người vui chơi, tổ chức những bữa tiệc, cùng uống rượu, ca hát và chụp ảnh dưới những tán hoa anh đào đẹp tuyệt vời. Hanami là từ được ghép bởi hai từ “Hana” có nghĩa là hoa và “Mi” có nghĩa là ngắm nhìn. Hanami có nghĩa là thưởng lãm hoa và đây cũng là tên gọi của lễ hội nổi tiếng bậc nhất nước Nhật – Lễ hội ngắm hoa anh đào. Lễ hội này đã có một lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm nay, và được coi là quốc lễ của Nhật Bản và là một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản. Bắt đầu vào khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp nước Nhật đồng loạt nở rộ trong khoảng 2 tuần rồi tàn nên thời điểm này được xem là thời điểm đẹp nhất để thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào và cảm nhận không khí mùa xuân đang đến gần, lễ hội Hanami kéo dài cả ngày lẫn đêm trong khoảng 2 tuần. Khắp nơi đâu đâu cũng thấy những tán cây hoa anh đào nở rộ, bừng sáng cả một khoảng trời. Trong tiết trời se lạnh, từng đợt gió thổi qua khiến muôn vàn cánh hoa anh đào bay lượn trong gió tạo nên một cảnh sắc đẹp mê mẩn, rung động lòng người.

3. Lễ hội Shohatsu – chúc mừng năm mới

Top 5 lễ hội ở Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ

Không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…, Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để nghênh đón vị thần Toshigamisama… Trước khi Tết đến, người Nhật trang trí kadomatsu (cây thông) ở cạnh cửa, là loài cây đại diện cho sức sống bất diệt, cũng như tinh thần và con người Nhật Bản. tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng này. Vào ngày 1 tháng 1 sẽ diễn ra lần cầu nguyện đầu năm. Cụ thể là lúc sáng sớm, người dân sẽ xuất hành đầu tiên từ nhà đến viếng đền thờ Thần đạo hay chùa chiềng. Trong dịp này, phụ nữ Nhật thường mặc kimono. Đến ngày 2 tháng 1 là ngày viết thư pháp đầu năm. Theo phong tục lâu đời của những gia đình người Nhật thì họ vẫn giữ gìn phong tục viết thư pháp vào đầu năm mới với những lời chúc tốt đẹp nhất cho một năm an lành, hạnh phúc. Ngày 4 tháng 1 được xem là thời điểm mở cửa bán hàng đầu năm với những ai làm kinh doanh. Đây là ngày mà các doanh nghiệp, cửa hàng đồng loạt lựa chọn mở cửa khai trương vào năm mới.

4. Lễ hội Obon – Lễ vu lan

Top 5 lễ hội ở Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ

Ảnh: National Geographic Obon là một lễ hội truyền thống có lịch sử hơn 500 năm tại Nhật Bản. Ý nghĩa của lễ hội này cũng giống như lễ Vu Lan (Lễ xá tội vong nhân) ở nước ta và Trung Quốc. Lễ hội Obon vẫn luôn được coi như một ngày lễ tinh thần vô cùng quan trọng, linh thiêng, được người dân khắp các vùng miền trên đất nước coi trọng và gìn giữ. Lễ hội Obon bắt nguồn từ một phong tục của người theo Phật giáo – là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu. Lễ hội Obon là một ngày lễ lớn trong năm của người dân Nhật Bản, nhưng thời gian diễn ra lễ hội này lại khác nhau tại các vùng miền. Có 3 đợt lễ hội Obon diễn ra trong năm trên khắp đất nước Nhật Bản để bạn có thể sắp xếp lịch trình du lịch và tham dự. + Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku. + Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam. + Hatchigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto. Lễ hội Obon thường diễn ra trong 4 ngày, ngày đầu tiên là ngày đón mừng lễ hội, tiếp đó là ngày lễ chính, ngày cuối cùng là ngày tạm biệt lễ hội.

5. Lễ hội Kishiwada Daniri

Top 5 lễ hội ở Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ

Kishiwada Danjiri là một trong những lễ hội lâu đời nhất, sinh động nhất nhưng cũng thập phần nguy hiểm ở Nhật Bản. Lễ hội được tổ chức ở khu vực Kansai, tại Osaka với nhiều trải nghiệm thú vị và độc đáo. Lễ hội là nơi có Danjiri lớn nhất và nổi tiếng nhất tại Nhật Bản. Danjiri này được làm bằng gỗ truyền thống, chạm khắc tinh xảo và trang trí thêm nhiều đồ vật khác nhau. Chúng được tạo thành theo hình dạng của ngôi đền hoặc miếu thờ và kéo qua các đường phố trong ngày lễ hội. Điểm nhấn của lễ hội là những Danjiri được kéo qua các con phố hẹp của Kishiwada ở tốc độ cao. Daiku-gata là người có quyền được đứng trên đỉnh Danjiri và là người nhảy múa để tiếp thêm sức lục cho những người phía dưới. Họ là người chịu trách nhiệm kiểm soát và những màn biểu diễn của họ là điều khó bỏ qua. Lễ hội mang lại cho cộng đồng địa phương cơ hội để thể hiện sức mạnh, lòng dũng cảm, sức chịu đựng và làm việc nhóm. Trống taiko được sử dụng để tạo nhịp điệu và khuyến khích các đội tham gia.

Theo Tran Minh Hieu (Wiki Travel)

Từ khóa: Top 5 lễ hội ở Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Immediate Matrix