Top 10 lang nghe truyen thong lau doi tren dia

Top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến với rất nhiều những dấu ấn truyền thống, văn hóa vô cùng đặc sắc của nhân dân ta được bao bọc trong mảnh đất này từ ngàn đời nay. Một trong những dấu ấn văn hóa đặc biệt đó là các làng nghề truyền thống. Có rất nhiều những làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển trên mảnh đất Hà Nội này, tạo nên một nét đặc sắc văn hóa, một loại hình du lịch trải nghiệm cho du khách khi đến thủ đô. Vậy, sau đây hãy cùng chúng tôi điểm qua 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn Hà Nội nhé.

    Làng Lụa Vạn Phúc

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Khám phá làng Vạn Phúc

    Làng lụa Vạn Phúc (hay còn được gọi là làng lụa Hà Đông) nằm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Vốn tồn tại hơn một nghìn năm, làng là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam.

    Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể tới làng lụa Vạn Phúc qua đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông thì rẽ phải, hoặc đi theo tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu. Mặc dù tại đây, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhưng làng lụa Vạn Phúc vẫn ít nhiều giữ được vẻ đẹp cổ kính.

    Làng lụa Vạn Phúc xưa kia có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Năm 1931 lần đầu tiên lụa Vạn Phúc được giới thiệu ra thị trường quốc tế ở hội chợ Marseille và được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, lụa Vạn Phúc xuất sang các nước Đông Âu và đến nay được ưu chuộng tại nhiều nước trên thế giới.

    Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt nước ta. Lụa làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.

    Nguyên liệu làm lụa Vạn Phúc chủ yếu là từ tơ tằm vì độ mềm mại, dẻo dai của nó. Để tạo ra những sản phẩm tơ lụa hoàn hảo, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn kì công như tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm, phơi căng… Ở bất kì công đoạn nào người nghệ nhân cũng phải hết sức cẩn thận, túc trực theo dõi ngay cả khi công đoạn cần đến máy móc thực hiện.

    Tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại mẫu mã đa dạng. Hoa văn có bốn loại: động vật, thực vật, đồ vật, hình họa. Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất là lụa Vân, loại lụa này có hoa nổi thì bóng mịn trên mặt lụa, hoa chìm thì chỉ thấy khi ra ánh sáng.

    Làng Mây tre Phú Vinh

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Phóng sự về làng Phú Vinh

    Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng nghề mây, tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ) luôn giữ được những giá trị truyền thống mà ông cha để lại, đồng thời phát huy sáng tạo đưa sản phẩm làng nghề dần đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật đan mây, tre Việt Nam.

    Vốn là vùng quê chiêm trũng, Phú Vinh thuận lợi cho việc trồng cây mây, cây tre. Nhiều người dân làm nghề Phú Vinh gắn bó và thuộc tính từng sợi mây, cây tre từ rất lâu đời. Theo nghề cha truyền, con nối dần dần nghề mây, tre đan phát triển trở thành nghề truyền thống cả làng. Nét đặc trưng trong sản phẩm mây tre đan truyền thống Phú Vinh là hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật sản xuất lại rất tinh xảo, đòi hỏi sự công phu của những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo.

    Đến với làng nghề Phú Vinh, được tận mắt chứng kiến mới thấy hết những sản phẩm mây, tre đan đẹp, tinh xảo với hàng trăm mẫu mã, thể loại khác nhau. Không chỉ làm ra những vật dụng gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê như: Khay, đĩa, rổ, rá, dần sàng, túi xách, cơi trầu… mà những sản phẩm nội thất, đồ trang trí rất hấp dẫn như: Bàn ghế, bình hoa, chao đèn, lọ lộc bình, khung ảnh. Ngày nay, người dân Phú Vinh còn làm ra những đồ lưu niệm, đồ trang sức đòi hỏi tay nghề kĩ thuật cao như: Chim bay, cá lượn, tranh chân dung, hoành phi câu đối, chao đèn, lu nước… Qua trí tưởng tượng và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, các sản phẩm thành hình mang trọn nét độc đáo và đặc trưng riêng của Phú Vinh.

    Làng Thêu ren Quất Động

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Khám phá nghề thêu làng Quất Động

    Làng thêu Quất Động, huyện Thường Tín (Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi chuyên thêu các trang phục cung đình thời phong kiến. Ngày nay, những sản phẩm thêu tay sắc màu rực rỡ, khắc họa nét đẹp đất nước con người Việt Nam được bạn bè quốc tế gần xa ưa chuộng, tin dùng.

    Ông tổ nghề Thêu của làng Quất Động là tiến sĩ Lê Công Hành sống ở thế kỷ XIV. Một lần đi sứ sang Trung Quốc, ông học được nghề thêu và mang những hiểu biết, kiến thức đã học được về truyền lại cho dân làng. Trải qua thời gian, người dân trong làng đã sáng tạo ra nhiều mẫu mới, đưa nhiều chủ đề vào tranh thêu với các nội dung thể hiện nếp sinh hoạt trong đời sống của người Việt. Trình độ thêu tay ở Quất Động cũng từ đó đạt đến độ tinh xảo và điêu luyện.

    Sau công việc của nhà nông là trồng lúa thì người dân trong làng Quất Động tập trung làm nghề thêu. Đến Làng Quất Động, trong mỗi gia đình đều có khung thêu truyền thống. Nhiều gia đình có đến 7 thế hệ làm nghề thêu.

    Từ cách thức làm thêu của hộ gia đình, Làng Quất Động đã mở rộng thêm nhiều hợp tác xã, các xưởng thêu chuyên nghiệp quy tụ từ 200 đến 500 thợ lành nghề. Nhiều người đã trở thành những nghệ nhân có tên tuổi tại Việt Nam và được bạn bè quốc tế biết đến như cụ Bùi Lê Kính đã từng thêu hoàng phục cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, nghệ nhân Thái Văn Bôn nổi tiếng với các bức thêu chân dung về các nguyên thủ quốc gia.

    Làng Kim hoàn Định Công

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Trải nghiệm nghề đậu bạc ở Định Công

    Nằm bên bờ sông Tô Lịch, làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội với những sản phẩm đậu bạc nổi tiếng khắp kinh thành.

    Ngày xưa có câu: “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”, nghề đậu bạc ở Định Công trở thành một trong bốn nghề tinh hoa nhất Kinh thành Thăng Long. Với lịch sử lâu đời, tồn tại khoảng 1.500 năm, nghề đậu bạc Định Công có những nét đẹp riêng, mang tính độc đáo so với các làng nghề khác như ở Châu Khê (Hải Dương) hay Đồng Xâm (Thái Bình).

    Theo truyền thuyết xưa kể lại, vào thời Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI), ở làng Định Công có ba anh em ruột họ Trần là Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa, nhờ có bàn tay khéo léo, lại thêm đức tính cần cù, chịu khó đã học được nghề làm vàng bạc và mở cửa hàng lấy tên là “kim hoàn”. Những đồ vàng bạc do ba anh em làm ra rất tinh xảo, tiếng đồn khắp trong nước. Ba người dạy cho dân làng cùng làm nghề và từ đó làng Định Công có nghề làm vàng bạc, truyền từ đời này qua đời khác, được khắp nơi biết tiếng.

    Trước năm 1945 và giai đoạn 1945-1954 được coi là thời hoàng kim nhất của làng nghề kim hoàn ở Định Công, hầu như các gia đình trong làng đều có người theo nghề. Các sản phẩm trang sức vàng, bạc là niềm tự hào của người dân trong làng, là món đồ trang sức có tính thẩm mỹ cao của người Tràng An lúc bấy giờ.

    Làng Gốm Bát Tràng

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Khám phá làng gốm Bát Tràng

    Bát Tràng là điểm đến không hề xa lạ đối với các bạn trẻ ưa thích nét văn hóa truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam. Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 15km, đây chính là địa điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến dã ngoại cuối tuần.

    Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm. Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích.

    Đến với du lịch Bát Tràng Gia Lâm, bạn không thể không ghé qua làng cổ Bát Tràng với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính. Bạn có cơ hội khám phá xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộc mạc, đậm chất. Những địa điểm tiêu biểu lưu lại dấu tích thời xa xưa ở đây có thể kể đến như nhà cổ Vạn Vân, đình Làng Bát Tràng. Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoạ tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm,… từ trước thế kỷ 15. Đình làng Bát Tràng là nơi thờ Thành hoàng cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt.

    Làng Đúc đồng Ngũ Xã

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Tham quan làng Ngũ Xã

    Nghề đúc đồng truyền thống của Việt Nam đã có từ bao đời nay. Thời Vua Hùng dựng nước đã có các khí vật được đúc bằng đồng như mũi tên, ngọn giáo. Và trên các linh vật như trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ… được trạm trổ những đường nét hoa văn, các biểu tượng đặc trưng của dân tộc như chim hạc rất tinh xảo. Điều này minh chứng cho kỹ thuật đúc đồng của những người thợ Việt Nam sớm đạt đến nghệ thuật tài hoa.

    Trong nhiều thế kỷ, vùng đất Ba Đình là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng của kinh thành Thăng Long, như nghề dệt lĩnh hoa Yên Thái, nghề làm giấy dó cũng ở Yên Thái, làng trồng hoa Ngọc Hà, Nghi Tàm và đặc biệt là nghề đúc đồng của làng Ngũ Xã. Khi kể đến các làng nghề đúc đồng nổi tiếng trên cả nước, không thể không nói đến làng đúc đồng Ngũ Xã.

    Làng Ngũ Xã nằm bên hồ Trúc Bạch, thuộc thôn Ngũ Xã, tổng Thuận Thành, huyện Vĩnh Thuận, phía Tây thành Thăng Long. Khi chưa có đê Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên), hồ Trúc Bạch thông với Hồ Tây, tạo nên một vùng hồ nước mênh mông, bao bọc xung quanh làng Ngũ Xã, chỉ có con đường độc đạo dẫn vào làng. Chính vì vậy, có thể hình dung về địa thế làng Ngũ Xã như một bán đảo. Đây là điều kiện phù hợp để phát triển làng nghề, thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy trong hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và trao đổi, mua bán sản phẩm.

    Làng Ngũ Xã có lịch sử hình thành khá lâu đời, tính đến nay khoảng 500 năm. Tên Ngũ Xã của làng được gắn liền với lịch sử hình thành làng. Theo sử sách ghi chép lại, vào thời nhà Lê (1428 – 1527) triều đình tập hợp những thợ đúc đồng giỏi ở năm xã của huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) và huyện Văn Lâm, Hưng Yên, gồm các xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Đào Viên và Điện Tiền về kinh thành lập Trường đúc tiền và đồ thờ cho triều đình, gọi là Tràng Ngũ Xã. Theo đó, người dân ở năm xã đã kéo về Thăng Long lập nghiệp, chọn vùng đất bên bờ hồ Trúc Bạch để an cư. Để ghi nhớ năm làng quê gốc của mình, người dân đã lấy tên làng là Ngũ Xã.

    Làng Hoa Tây Tựu

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Tìm hiểu về hoa Tây Tựu

    Làng hoa Tây Tựu thuộc quận Bắc Từ Liêm, cách trung tâm thành phố khoảng 20km.

    Đây là một trong những nguồn cung cấp hoa cho các tỉnh Phía Bắc mà chủ yếu là Hà Nội nên hoa được trồng quanh năm. Thời điểm thích hợp bạn có thể đến làng hoa nhất là vào tầm tháng 11, tháng 12 âm lịch bởi lúc này người dân chuẩn bị hoa cho dịp Tết nên những khu vườn ở đây tràn ngập hoa rực rỡ màu sắc.

    Ngoài ra, cứ vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, làng hoa Tây Tựu lại họp chợ để phục vụ các lái buôn và người dân thủ đô.

    Làng hoa Tây Tựu với diện tích 200ha. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng xứ sở muôn hoa nhiều màu sắc, phong phú như: Hoa cúc, hoa violet, hoa thược dược,.. toả hương thơm ngát. Hay sắc tím Violet mang đến cho bạn cảm xúc rạo rực, háo hức chào đón mùa xuân ấm áp.

    Những luống hoa cúc thẳng tắp, nở rộ theo từng đoá lớn lấp lánh màu sắc hẳn sẽ làm du khách thích mê và ngây ngất trước vẻ đẹp lung linh của loài hoa rất đỗi quen thuộc, bình dị này. Đây là loài hoa ưa chuộng để cắm trên bàn thờ dịp Tết của người Việt.

    Đây cũng là điểm lý tưởng để bạn chụp ảnh. Quá tuyệt vời khi làng hoa Tây Tựu miễn phí vào cửa. Đừng quên xin phép các bác nông dân ở đây nhé!

    Làng Nón Chuông

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Khám phá về Làng Nón Chuông

    Những chiếc nón đã đi vào kinh điển của văn hóa Việt. Hình ảnh người con gái Việt Nam mặc áo dài đội nón lá đã đi vào biết bao áng văn thơ, làm mê mẩn biết bao con mắt của bạn bè quốc tế. Những chiếc nón tuy nhìn mộc mạc và đơn giản, nhưng lại ẩn giấu phía sau nó cả một nghệ thuật chế tác. Mong muốn tìm hiểu về nghề này, tôi tìm đến nơi làm nón làng Chuông, thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km.

    Thế hệ người Hà Nội cũ không ai là không biết đến làng Chuông, một trong những làng nghề làm nón cổ truyền đã tồn tại từ rất lâu đời. Nón làng Chuông được nhiều thế hệ người Việt tin dùng vì sự chắc chắn, bền bỉ với thời gian và kiểu dáng đẹp. Nhiều sản phẩm của làng cũng đã bay ra thế giới và được bạn bè quốc tế gọi bằng một cái tên trìu mến: conical hat (một cái mũ có chóp). Ngoài mục đích che mưa che nắng, nón còn là một phụ kiện làm đẹp, có thể kết hợp được với nhiều loại trang phục nhưng đẹp nhất vẫn là với tà áo dài truyền thống.

    Người bán hàng đa phần là phụ nữ, các bà, các mẹ. Đầu tiên là khu bán lá non (hay còn gọi là lá lụi), dùng để làm các lớp lót trong nón. Kế đó là khu bán nón thành phẩm, khung làm nón, vòng cái, mo cau và nan tre để làm vòng con.

    Cảnh mua bán tuy tấp nập nhưng không hề cảm thấy quá ồn ào và náo nhiệt, chuyện mặc cả, ra giá cũng rất nhẹ nhàng, thuận mua vừa bán chứ chẳng kì kèo quá mức. Người thì mua nón, người mua lá, người mua khung, mua nan tre, cảm giác ai ai cũng hài lòng với thành quả của mình khi dắt xe ngược lên dốc chợ để đi về.

    Làng Đào Nhật Tân

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Chọn đào thế ở Nhật Tân

    Nhật Tân là một phường và đồng thời cũng là tên một làng thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng là làng trồng hoa đẹp, đặc biệt nghề trồng đào cảnh truyền thống nức tiếng kinh kỳ. Mặc dù hiện nay theo quy hoạch mới, người dân trong làng đã trồng thêm nhiều loại hoa đa dạng, phục vụ nhu cầu của người dân, song các giống đào được trồng tại làng Nhật Tân vẫn luôn thu hút người chơi như: đào bông tự, đào ta, đào thế, đào bích…

    Đặc biệt làng Nhật Tân còn nổi tiếng với một truyền thuyết đẹp, sau khi tiêu diệt mấy chục vạn quân xâm lược nhà Thanh ở Thăng Long ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đã sai lính phi ngựa thần tốc ngày đêm mang cành đào Nhật Tân vào Phú Xuân để tặng Công chúa Ngọc Hân, thay thiệp báo tin mừng chiến thắng và cành hoa đào tươi thắm cũng là lời nhắn gửi tình cảm tới người vợ yêu.

    Làng cổ Nhật Tân không chỉ gắn liền với những câu chuyện lịch sử về hoa đào mà còn nhiều tích truyện thú vị khác được lưu truyền trong dân gian. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết:

    “Bên cạnh làng Quảng Bá là làng Nhật Tân, là 1 làng rất rộng nối giữa đường Yên Phụ với Âu Cơ và Lạc Long Quân. Nhật Tân thì ai cũng biết nổi tiếng với nghề trồng đào nhưng không phải ai cũng trồng đào. Cái Dinh đào thì lại là mảnh đất sát hồ Tây, là nơi trồng đào nổi tiếng.

    Xa xưa của nghề trồng đào có 1 truyền thuyết kể lại là khi Cao Biền đi sang An Nam, đóng quân trên vùng Phú thượng bây giờ thì không biết làm thế nào để tính được từng năm vì họ cũng muốn trở về đất nước họ, họ mới lên vùng Hoàng Liên Sơn lấy cây đào về trồng, để mỗi lần hoa đào nở là họ biết được đã 1 năm trôi qua. Sau này, An nam đô hộ phủ không còn, thành Đại La tan nát, khi nhà Lý rời Hoa Lư ra đóng đô xây thành trên nền Đại La cũ thì vùng Nhật Tân cũ trên thành cổ này vẫn lưu giữ được nghề trồng đào.

    Nhưng ngày xưa người Nhật Tân chỉ trồng 1 giống đào là đào phai, có nguồn gốc từ đào rừng, có màu nhạt. Còn đào bích ở Nhật Tân lại có 1 câu chuyện khác. Chắc chắn, cuối thế kỷ 19 vẫn chưa có đào bích. Đầu thế kỷ 20, có 1 vị khách đi qua chùa Nhật Tân thắp hương và có để lại 1 cành hoa, Các nhà sư rất ngạc nhiên và mang ra ươm lại cành đào bích đó, rất may là cây lại sống, từ đó lan ra trồng khắp làng Nhật Tân.

    Đào Nhật Tân trong nhiều thế kỷ liền luôn là 1 thứ được lựa chọn trong thú chơi hoa của người Thăng Long. Đào có màu hồng và màu đỏ, màu của lộc, của máu, của sự tái sinh, phát triển nên ngày tết, những nhà ở Thăng Long thường cắm 1 cành đào với niềm tin năm mới sẽ phát tài phát lộc

    Làng Quất Tứ Liên

    hà nội, du lịch, điểm nhấn, nhất, top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn hà nội

    Làng Quất Tứ Liên tất bật đón khách

    Tứ Liên trước kia còn gọi là Tứ Tổng. Lịch sử có ghi lại từ thời nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn, đây là nơi sinh sống, canh tác của bốn làng: Nội Châu, Ngoại Châu, Vạn Ngọc, Ngọc Xuyên nên tên gọi Tứ Tổng và tên Tứ Liên từ đó mà ra. Dân làng Tứ Liên tự hào về truyền thống của làng, truyền thống ấy hun đúc tạo nên tính cách con người nơi đây dũng cảm,chịu thương, chịu khó, sáng tạo duy trì và phát triển nghề truyền thống. Tháng 2-1947, làng Tứ Tổng là nơi đưa Trung đoàn Thủ đô qua sông Hồng trong cuộc rút quân huyền thoại.

    Tứ Liên trước kia còn gọi là Tứ Tổng. Lịch sử có ghi lại từ thời nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn, đây là nơi sinh sống, canh tác của bốn làng: Nội Châu, Ngoại Châu, Vạn Ngọc, Ngọc Xuyên nên tên gọi Tứ Tổng và tên Tứ Liên từ đó mà ra. Dân làng Tứ Liên tự hào về truyền thống của làng, truyền thống ấy hun đúc tạo nên tính cách con người nơi đây dũng cảm,chịu thương, chịu khó, sáng tạo duy trì và phát triển nghề truyền thống. Tháng 2-1947, làng Tứ Tổng là nơi đưa Trung đoàn Thủ đô qua sông Hồng trong cuộc rút quân huyền thoại.

    Đến mùa thu hoạch ngô cũng là bắt đầu vào mùa gò thế cây của làng quất cảnh. Thợ gò quất phải là người có bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mĩ, biết cách “sắp xếp” những quả quất, tán lá mọc thưa thớt, rải rác tập trung lại, phô quả ra ngoài trải đều khắp cây từ gốc đến ngọn, điểm xuyết quả xanh, quả chín, hoa, lộc biếc… Có nhiều kiểu tạo hình cho cây quất cảnh: tạo hình cây quất thế, cây quất dáng mâm xôi, cây quất dáng hình tháp… Để gò hoàn thiện cho một cây quất loại vừa và nhỏ thì một người thợ gò lành nghề, có kinh nghiệm cũng phải mất đến vài tiếng đồng hồ, còn với những cây quất to, cao trên 2m có khi phải mất cả ngày. Chính vì vậy các nhà vườn phải bắt tay vào gò thế quất sớm thì mới mong kịp phục vụ dịp Tết Nguyên đán.

    Trên đây là danh sach 10 làng nghề truyền thống vô cùng nổi tiếng ở Hà Nội. Đây là các địa điểm mang giá trị truyền thống, văn hóa, tinh hoa rất lớn của dân tộc ta. Chúng ta, thế hệ sau có trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn, phát triền những giá trị ấy của dân tộc. Bạn ấn tượng với làng nghề nào nhất? Hãy để lại ý kiến bằng cách Vote nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!

    Từ khóa: Top 10 làng nghề truyền thống lâu đời trên địa bàn Hà Nội

    Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Immediate Matrix