Thien tai o Nhat Ban va cach doi pho trong

Thiên tai ở Nhật Bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Nhật Bản có nhiều thiên tai. Vậy làm thế nào để đối phó với thiên tai khi sống ở Nhật? Bạn đang hoặc sắp đến Nhật nên đọc bài viết này.

    Nhật Bản là một đất nước có nhiều thiên tai. Có rất nhiều trận động đất. Ngoài trận động đất Hanshin năm 1995 (6.334 người chết), trận động đất Miền đông Nhật Bản năm 2011 (18.428 người chết), các cơn bão quy mô ngày càng lớn do biến đổi khí hậu, các trận thiên tai do mưa lớn tuy không phải bão, cũng xảy ra thường xuyên hơn, rất cần phải ứng phó với rủi ro, chuẩn bị thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt phòng khi khẩn cấp.

    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Thiên tai xảy ra, các cửa hàng hết sạch hàng hóa rất nhanh

    Khoảng 10% số trận động đất trên thế giới là xảy ra tại Nhật Bản và vùng lân cận. Hầu hết các trận động đất xảy ra gần ranh giới giữa các mảng kiến tạo trên bề mặt trái đất. Nhật Bản là một trong những đất nước dễ xảy ra động đất nhất trên thế giới, do 4 mảng kiến tạo lớn (Eurasia, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương, mảng kiến tạo biển Philippines) va chạm vào nhau. Bình thường các mảng kiến tạo va chạm vào nhau, tạo ra “vùng lõm”, và động đất xảy ra. Nhưng nằm tại vùng giáp giao nhau của những mảng kiến tạo lớn như Nhật Bản thì cường độ rất lớn, tiếp diễn trong cả vài năm.

    Ở Việt Nam hầu như không có động đất, nhưng ở đất nước nhiều động đất lớn như Nhật Bản thì hoạt động diễn tập lánh nạn tại trường học hay nơi làm việc được tổ chức thường xuyên. Những việc ứng phó như “Động đất khiến nhà cửa rung lắc thì trốn xuống gầm bàn” hay “Nếu đang nấu nướng thì tắt lửa ngay” là những điều được học ở trường từ khi còn nhỏ.

    Lịch sử trận động đất lớn ở Nhật

    Trận động đất Hanshin (năm 1995)

    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp
    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp
    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Thành phố Kobe

    Trận đại động đất Miền đông Nhật Bản (năm 2011)

    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Thành phố Natori tỉnh Miyagi

    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Thành phố Iwanuma tỉnh Miyagi

    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Thành phố Rikuzentakata tỉnh Iwate

    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Thị trấn Minamisanriku tỉnh Miyagi

    Các trường hợp liên lạc điện thoại khẩn cấp

    nhật bản, thiên tai ở nhật bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Bị bệnh – bị thương nặng → Điện thoại số: 119

    Khi bạn đổ bệnh bất ngờ- bị thương- hỏa hoạn hãy gọi điện thoại đến số 119.

    ・Bạn gọi điện đến số 119 sẽ được hỏi “Hỏa hoạn hay Cấp cứu?” Bạn hãy trả lời “Cấp cứu”

    ・Bạn hãy nói địa chỉ, mốc đánh dấu nơi mà bạn muốn xe cấp cứu tới.

    ・Bạn hãy nói tuổi và bệnh trạng của người bệnh.

    ・Bạn hãy nói họ tên của mình và địa chỉ liên lạc.

    Hỏa hoạn → Điện thoại số: 119

    Khi có hỏa hoạn, bạn cũng gọi điện thoại đến số 119.

    ・Bạn gọi điện đến số 119 sẽ được hỏi “Hỏa hoạn hay Cấp cứu?” Bạn hãy trả lời “Hỏa hoạn”

    ・Bạn hãy nói địa điểm xảy ra hỏa hoạn.

    Tai nạn giao thông – Kẻ gian → 110

    Khi bạn gặp tai nạn giao thông hay bắt gặp kẻ gian, hãy gọi điện thoại vào số 110 để báo cảnh sát. Nếu bạn không thể gọi điện thoại, hãy nhờ người ở gần đó giúp đỡ.

    ・Khi bạn gọi điện thoại tới số 110, sẽ có các câu hỏi như sau. Bạn hãy bình tĩnh trả lời các câu hỏi này.

    ・Cái gì xảy ra? Khi nào? Ở đâu?

    ・Họ tên và địa chỉ liên lạc của bạn

    ・Số người, độ tuổi, trang phục của đối tượng gây tai nạn hay kẻ gian

    ・Có người bị thương hay không?

    Ứng phó khi xảy ra tai nạn giao thông

    1. Dừng xe

    ・Bạn hãy dừng ngay xe lại.

    ・Đưa xe vào lề đường hay khoảnh đất trống, nơi an toàn để không làm cản trở các phương tiện giao thông khác.

    2. Gọi cấp cứu – Báo cảnh sát

    ・Nếu có người bị thương, gọi xe cấp cứu (số điện thoại: 119).

    ・Không cố sức di chuyển người bị thương một cách không cần thiết cho đến khi xe cứu thương tới. Hãy làm theo các hướng dẫn của người trực 119, tiến hành cứu hộ trong phạm vi có thể, như sơ cứu cầm máu.

    ・Kể cả khi không có ai bị thương, vẫn cần phải báo cảnh sát (số điện thoại 110).

    ・Không được di chuyển khỏi hiện trường tai nạn, cho đến khi cảnh sát tới.

    ・Cảnh sát tới, bạn hãy báo lại sự tình tai nạn, nhờ cảnh sát xác nhận hiện trường.

    3. Đi khám

    ・Khi xảy ra tai nạn, dù bạn nghĩ rằng mình không bị thương, hay chỉ bị thương nhẹ nhưng có khi sau này mới biết đó là bị thương nặng. Bạn nên nhanh chóng đi bác sĩ khám cho cẩn thận thì hơn.

    4. Đề nghị cấp giấy chứng nhận tai nạn giao thông

    ・Có khi sẽ cần tới “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông” cho thủ tục nhận các khoản trợ cấp khác nhau sau khi bạn bị tai nạn giao thông.

    ・Bạn có thể đề nghị Trung tâm lái xe an toàn, và nhận được “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông”. Về thủ tục đề nghị, bạn hãy trao đổi với đồn cảnh sát- nơi mà bạn đã báo việc mình bị tai nạn.

    ・Nếu bạn không báo với cảnh sát, bạn không thể đề nghị cấp “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông” được. Khi bị tai nạn giao thông, bạn nhất thiết phải báo cho cảnh sát.

    Để biết cách ứng phó trong trường hợp thiên tai, bạn hãy đón xem phần tiếp theo nhé!

    Từ khóa: Thiên tai ở Nhật Bản và cách đối phó trong tình huống khẩn cấp

    Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Immediate Matrix