1668047000 Tat tan tat ve kinh nghiem dang ky su dung

Tất tần tật về kinh nghiệm đăng ký, sử dụng điện thoại ở Nhật Bản

Ai cũng hiểu rằng điện thoại là đồ vật không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cách đăng ký và sử dụng điện thoại ở Nhật Bản lại hoàn toàn khác và phức tạp hơn nhiều so vởi ở Việt Nam. Cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

    1. Chính sách viễn thông ở Nhật Bản

    Nhật Bản là đất nước áp dụng chính sách viễn thông “đóng”: điện thoại Nhật được thiết kế để không thể sử dụng được ở nước ngoài (trừ các phiên bản quốc tế, các máy có thể unlock) và mạng điện thoại của Nhật cũng được thiết kế để điện thoại  nước ngoài không sử dụng được ở Nhật – nên hầu hết chúng ta khi sang Nhật dù muốn hay không đều sẽ phải mua mới điện thoại.

    Chính vì thế, đi đăng ký một chiếc điện thoại là một trong những điều đầu tiên mà ai sang Nhật cũng cần phải làm sau khi hoành thành đăng ký các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng.

    tất tần tật về kinh nghiệm đăng ký, sử dụng điện thoại ở nhật bản

    Nếu như ở Việt Nam, để sử dụng điện thoại bạn chỉ cần đến đại lý điện thoại mua một chiếc điện thoại, sau đó lắp sim, nạp tiền và sử dụng thì ở Nhật, mọi chuyện lại phức tạp hơn nhiều khi bạn không thể mua điện thoại và sim riêng, đồng thời thuê bao cũng phải là thuê bao trả sau và gắn với thẻ lưu trú của bạn.

    Đồng thời với chính sách khuyến khích khách hàng mua điện thoại mới – bằng các chương trình khuyến mãi giảm giá máy, tặng máy mới… của nhà phân phối điện thoại, phần lớn khách hàng – cả người Nhật hay người nước ngoài – đều mua điện thoại mới khi đăng ký thuê bao mới hay chuyển mạng, gia hạn hợp đồng.

    Ở Nhật có 3 nhà mạng lớn nhất là Docomo, AU và Softbank. Ngoài ra còn rất nhiều nhà mạng nhỏ khác, nhưng hôm nay chúng mình chỉ đề cập đến 3 nhà mạng hiện đang được sử dụng nhiều nhất này.

    tất tần tật về kinh nghiệm đăng ký, sử dụng điện thoại ở nhật bản

    2. Những giấy tờ cần thiết khi mua điện thoại ở Nhật Bản

    Không giống như khi ở Việt Nam, bạn có thể đăng ký hàng chục cái sim rác gọi thoải mái mà không bao giờ phải xuất trình giấy tờ tùy thân gì, và có thể sang nhượng sim tự do, thì ở Nhật khi bạn đăng kí thuê bao điện thoại trả sau thuê bao đó sẽ gắn liền với bạn và bạn phải có giấy tờ chứng minh bản thân (thẻ lưu trú/hộ chiếu/thẻ bảo hiểm…). Đối với người nước ngoài ở Nhật, những giấy tờ cần thiết là:

    • Hộ chiếu
    • Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú)
    • Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng

    Nếu bạn chưa có thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, bạn có thể đăng kí trả bằng tiền mặt, hàng tháng hóa đơn sẽ được gửi đến nhà bạn và bạn phải ra đại lý nhà mạng hoặc combini gần nhất để trả tiền. Cách này có hơi bất tiện, vì nhiều khi bận hoặc quên, bạn không nộp tiền đúng hạn sẽ bị cắt điện thoại. Vậy nên tốt nhất là làm thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng xong đi đăng kí cho tiện nhé.

    tất tần tật về kinh nghiệm đăng ký, sử dụng điện thoại ở nhật bản

    Một điều cần lưu ý đối với những bạn dưới 20 tuổi: Do ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên, cho nên bạn sẽ không thể đứng tên bất kì giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể kí xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.

    3. Lựa chọn nhà mạng ở Nhật Bản

    Ở Nhật Bản, có 3 nhà mạng lớn là Docomo, Au và Softbank. Khi lựa chọn nhà mạng, có 4 điều cơ bản bạn cần chú ý, đó là:

    • Nhãn hiệu điện thoại được phân phối.
    • Giá cước.
    • Chất lượng đường truyền.
    • Các chương trình khuyến mãi.

    Dưới đây là bản giá của ba nhà mạng lớn ở Nhật Bản:

    DocomoAUSoftbank
    Tên gói cướcType Xi NinenPlan Z simpleSoftbank 3G
    Phí gọi & nhắn tin cố định (bắt buộc) 780 yên 980 yên 980 yên
    Cước cuộc gọi21y/30giây21y/30giây (21g-1g) 21y/30giây (21g-1g)
    Gọi miễn phítrả thêm 780y để miễn phí 24/24miễn phí từ 1-21gmiễn phí từ 1-21g
    Cước tin nhắn_miễn phí 24/24miễn phí 24/24
    Cước dịch vụ Internet cố định (tùy chọn) 315 yên 315 yên 315 yên
    Cước Internet theo lượng sử dụng –0.21y/packet –
    Tiền máy điện thoại trả chậm trong 2 năm – –

    Một ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung. Năm 2013, nếu bạn muốn mua iPhone 5, bạn phải chọn giữa Au và Softbank (vì Docomo không phân phối iPhone). Nhưng nếu bạn muốn chất lượng đường truyền tốt nhất, bạn nên chọn Docomo vì độ phủ sóng rộng và ổn định. Còn giờ thì nhà mạng nào cũng có Iphone rồi nhé! Bạn được trả góp tiền mua máy điện thoại trong 2 năm (hoặc hơn với Docomo).

    Ngoài ra, Docomo là nhà cung cấp dịch vụ có mức độ phủ sóng và chất lượng đường truyền tốt nhất tại Nhật Bản, Docomo là đơn vị duy nhất phủ sóng trên cả núi Phú sĩ. Do đó, nêú xét yếu tố là mức độ phủ sóng và chất lượng đường truyền thì Docomo được đánh giá vượt trội hơn nhiều so với Au và Softbank. Tuy nhiên, nếu bạn không phải ở “vùng sâu vùng xa” thì không phải lo lắng về hai vấn đề này ở Au và Softbank.

    4. Những điều lưu ý khi chọn gói cước

    Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:

    • Tiền cước cố định hàng tháng
    • Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
    • Tiền cước sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng)
    • Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)
    • Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)

    Có thể bạn sẽ thắc mắc sao mà nhiều loại phí như vậy? Quả thật có rất nhiều thứ tiền, nhưng đi cùng với đó cũng là rất nhiều dạng khuyến mãi.

    Ví dụ: Nếu như bạn là học sinh, bạn có thể hưởng khuyến mãi dành cho học sinh, thường có vào đầu tháng 4.

    Nếu như bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, bạn cũng có thể được hưởng tiền khuyến mãi (có thể là 1000 yen mỗi tháng).

    Ngoài ra, trừ Docomo, hai nhà mạng lớn còn lại là Au và Softbank đều cho phép gọi nội mạng miễn phí từ 1:00 đến 21:00, nên bạn cũng không phải quá quan tâm về tiền cước điện thoại nhé.

    Các hãng đều có những gói khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn, đặc biệt là cho các đối tượng chuyển từ mạng khác sang, hoặc là đăng ký mới. Bảng giá, khuyến mãi chi tiết + cụ thể cho từng loại máy smartphone:

    DocomoAUSoftbank
    Loại máy smartphoneArrows XiPhoneiPhone
    Phí gọi & nhắn tin cố định (bắt buộc) 0 yên (3 năm) 0 yên (3 năm) 0 yên (3 năm)
    Cước dịch vụ Internet cố định (tùy chọn) 315 yên 315 yên 315 yên
    Cước Internet LTE dùng thoải mái 4,935 yên 5,460 yên 5,460 yên
    Tiền máy điện thoại trả chậm trong 2 năm 3,325 yên 2,140 yên 2,140 yên
    Khuyến mãi: giảm phí dịch vụ mỗi tháng– 2,100 yên– 1,480 yên(không thấy có)

    Update: Hiện tại có thêm gói gọi miễn phí 24h tất cả các số điện thoại ở trong nước Nhật, cả di động và cố định nhé. Gói cước gọi thoải mái có tên là Kakehoudai -かけ放題, tùy loại bạn chọn mà có thể gọi thoải mái hay tối đa 5 phút, 10 phút/cuộc nhé.

    5. Chuyển mạng và cắt hợp đồng

    Một điều mà có thể có nhiều người cũng rất quan tâm, đó là các quy định khi chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng.

    Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa. Ngoài những ngày trong tháng đó ra, nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng bạn sẽ phải trả khoảng 9.500 yên (chưa kèm thuế) cho nhà mạng.

    Đồng thời nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng khi hợp đồng chưa được 6 tháng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 21.000 – 26.000 yên, hoặc bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, tùy theo nhà mạng.

    Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:

    5.1 Thời hạn khuyến mãi giảm cước cho học sinh sinh viên của bạn đã hết:

    Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất. Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể vì khuyến mại đã hết. Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”.

    5.2 Bạn phải về nước một thời gian dài, hoặc không xác định có quay lại Nhật không:

    Một số người cũng đã chọn cách “lặn mất tăm” sau khi từ Nhật về để tránh phải trả số tiền khá lớn khi cắt hợp đồng, tuy nhiên bởi thuê bao là thuê bao trả sau, dù bạn không dùng điện thoại, hóa đơn điện thoại vẫn được tính và gửi cho bạn, và hợp đồng điện thoại vẫn được gia hạn sau mỗi 2 năm, số tiền điện thoại bạn “nợ” chưa trả vẫn tích lũy lại hàng tháng. Sau này nếu có khi nào bạn lại quay lại Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu phải trả một số tiền điện thoại khổng lồ trong suốt những năm mà bạn hoàn toàn không dùng điện thoại.

    5.3 Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết

    Nếu bạn bè bạn đều dùng một mạng điện thoại khác của bạn, khi liên lạc với họ bạn sẽ phải trả tiền cước gọi ngoại mạng, nên bạn muốn chuyển sang cùng mạng điện thoại với các bạn của bạn? Thời điểm kết thúc hợp đồng 2 năm là thời điểm lý tưởng nhất để bạn chuyển mạng, bởi bạn sẽ không mất tiền cắt hợp đồng, đồng thời có thể nhận nhiều ưu đãi từ phía nhà mạng mới khi chuyển mạng giữ nguyên số (như nhận tiền mặt, được giảm giá cước, được tặng quà, v.v…)

    6. Hướng dẫn mua điện thoại giá rẻ ở Nhật

    6.1 Nên mua điện thoại vào thời điểm nào?

    Bạn nên mua điện thoại ở Nhật vào tháng 4 và tháng 10.
    Thời điểm tháng 4 là khoảng thời gian sinh viên các trường bắt đầu nhập học,  nhu cầu mua sắm điện thoại tăng đột biến, chính vì vậy nhiều doanh nghiệp điện thoại ở Nhật Bản tung ra những chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho những người đăng ký mới và trong khoảng tháng 4 này. Các mẫu điện thoại mới được tung ra tạo khiến cho các mẫu điện thoại cũ giảm giá mạnh. Thông thường những ngày từ 20-25/4 khi mua điện thoại bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi về giá điện thoại cũng như giá cước.

    Tháng 10 tuy không nhiều khuyến mãi như tháng 4 nhưng thời điểm này nhiều công ty cũng ra mắt nhiều mẫu điện thoại mới nên những chiếc điện thoại cũ sẽ giảm giá mạnh.

    6.2 Nên mua điện thoại ở đâu?

    Theo kinh nghiệm của những bạn thực tập sinh Việt Nam thì để mua được điện thoại giá cả phải chăng thì bạn nên tránh xa những cửa hàng lớn, nằm ngoài đường lớn vì như những cửa hàng này sẽ chịu những khoản phí vận hành rất lớn như tiền thuê mặt bằng, tiền thuê nhân viên….

    Bạn nên lựa chọn những cửa hàng trong ngõ nhỏ. Nên đến khảo sát giá ở một số cửa hàng và lựa chọn cho mình chiếc điện thoại phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.

    chúng mình.

    ________________________

    Theo dõi chúng mình để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!

    Đăng bởi:

    Từ khoá: Tất tần tật về kinh nghiệm đăng ký, sử dụng điện thoại ở Nhật Bản

    Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Immediate Matrix