1668050789 Tam chung than khi – Bau vat thieng lieng cua

Tam chủng thần khí – “Báu vật thiêng liêng” của người Nhật Bản hiện đại

Tam chủng thần khí 「三種の神器」vốn là thuật ngữ về ba báu vật thần thánh của Nhật Bản tượng trưng cho ngôi báu của Thiên Hoàng, đó là thanh gươm Kusanagi no Tsurugi, chiếc gương Yata no Kagami, và viên ngọc Yasakani no Magatama. Tuy nhiên, Tam chủng thần khí mà 「chúng mình」muốn đề cập ở đây là top 3 đồ gia dụng được xem như báu vật thiêng liêng của người Nhật Bản sau Thế Chiến II. Cùng bắt đầu tìm hiểu thôi!

    1. Thuật ngữ “Tam chủng thần khí” là gì

    Được ra đời sau Thế Chiến II, đặc biệt là trong thời kỳ “Phép màu kinh tế Nhật Bản” vào giai đoạn 1954 – 1973, “Tam chủng thần khí” là câu cửa miệng được giới truyền thông săn đón, thể hiện lối sống mới và thói quen tiêu dùng, đồng thời cũng là biểu tượng của sự sung túc và khát vọng của người dân Nhật Bản. Vì vậy, những đồ gia dụng nào được coi là “Tam chủng thần khí” hay là “Báu vật thiêng liêng” sẽ len lỏi và chi phối mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần của từng hộ gia đình Nhật Bản.

    2. “Tam chủng thần khí” qua các thời kỳ

    2.1 Nửa cuối thập niên 50 của thế kỷ XX

    tam chủng thần khí – “báu vật thiêng liêng” của người nhật bản hiện đại

    TV đen trắng, Tủ lạnh, Máy giặt là ba báu vật thiêng liêng trong giai đoạn cuối những năm 1950

    Vào nửa cuối những năm 1950, ba mặt hàng thiết bị gia dụng như TV đen trắng, máy giặt và tủ lạnh được coi là “ba báu vật thiêng liêng” của người dân Nhật Bản. Sách Trắng Kinh tế năm 1956 nêu rõ: “Giai đoạn hậu chiến đã qua đi” và tuyên bố kết thúc quá trình tái thiết sau chiến tranh. Trước thời kỳ “Phép màu kinh tế Nhật Bản” vào năm 1953, máy hút bụi cũng từng có tên trong ba báu vật thiêng liêng đó.

    Trong số này, TV đen trắng ra đời sớm nhất và tủ lạnh ra đời sau cùng.  Ban đầu, TV rất đắt tiền, vì vậy nó chỉ được quảng cáo thông qua TV đường phố và đoàn xe tải Caravan. Ở trong những siêu thị điện máy, hay là nhà tắm công cộng, thậm chí là ở những gia đình giàu có, mỗi khi có chương trình TV yêu thích được công chiếu (như giải đấu vật chuyên nghiệp) thì người dân sinh sống ở các khu vực lân cận sẽ tề tựu lại và cùng thưởng thức một khung cảnh y như đang diễn ra trước mắt. Sau đó, giá của TV đã giảm do hiệu ứng sản xuất hàng loạt của việc gia nhập thị trường của hãng sản xuất thiết bị gia dụng, và số lượng TV được bán ra đã tăng bùng nổ sau sự kiện hoàn thành xây dựng tháp Tokyo và lễ thành hôn của Thái tử Akihito (Thiên Hoàng Bình Thành sau này) vào năm 1958.

    2.2 Giai đoạn những năm 1960 – thời kỳ tăng trưởng cao độ: sự xuất hiện của “3C”

    tam chủng thần khí – “báu vật thiêng liêng” của người nhật bản hiện đại

    Ba báu vật thiêng liêng của người dân Nhật Bản trong những năm 1960 đều có xuất phát từ chữ C

    Trong nền kinh tế tăng trưởng cao độ vào giữa những năm 1960, ba loại hàng tiêu dùng như TV màu (Color television), máy lạnh (Cooler) và ô tô (Car), được coi là “ba báu vật thiêng liêng” mới. Vì các từ viết tắt của ba loại hàng tiêu dùng này đều là “C” nên chúng còn được gọi là 3C. Trong số đó, TV màu ,được bán sau Thế vận hội Tokyo 1964 là mặt hàng ra đời sớm nhất, và máy lạnh ra đời chậm nhất. Hơn nữa, vào năm 1968, lò vi sóng (Cookers), biệt thự (Cottage), và lò sưởi (Central heating) được coi là 3C kế cận.

    2.3 Giai đoạn sau Chiến tranh lạnh – thời kỳ Bình Thành

    Vào nửa cuối những năm 1990, tức là sau Chiến tranh Lạnh có một số hàng gia dụng cũng được đề xuất làm “ba báu vật thiêng liêng”, tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của chúng vẫn chưa là gì so với những “tam chủng thần khí” trước đây.

    • Ba “báu vật thiêng liêng” trong ngành kỹ thuật số.
    tam chủng thần khí – “báu vật thiêng liêng” của người nhật bản hiện đại

    TV màn hình phẳng được đề xuất làm báu vật thiêng liêng của ngành kỹ thuật số sau Chiến tranh Lạnh

    Máy ảnh kỹ thuật số, đầu ghi DVD và TV màn hình phẳng của các thiết bị gia dụng kỹ thuật số đã được phổ cập nhanh chóng từ khoảng năm 2003 đến khoảng năm 2010 và chúng được đề xuất làm “tam chủng thần khí” trong ngành kỹ thuật số.

    • Ba “báu vật thiêng liêng” trong nhà bếp
    tam chủng thần khí – “báu vật thiêng liêng” của người nhật bản hiện đại

    Máy rửa bát – đố gia dụng không thể thiếu trong nhà bếp

    Vào ngày 13 tháng 4 năm 2004, Công ty TNHH Matsushita Electric Industrial (hiện là Panasonic) cung cấp ba loại thiết bị gia dụng mới, đó là máy rửa bát, bếp từ tần số cao (IH) và thiết bị xử lý rác hữu cơ và chúng cũng được coi là ba loại báu vật thiêng liêng.

    2.4 “Tam chủng thần khí” thời Lệnh Hòa (2019 – nay)

    Một cuộc khảo sát phi chính thức được thực hiện trên 600 người trong độ tuổi 20 và 60 trên toàn quốc về việc khi nhắc đến “tam chủng thần khí” ở thời kỳ Lệnh Hòa, bạn sẽ nghĩ đến cái gì đầu tiên? Kết quả của cuộc khảo sát này là TV 4K/8K xếp hạng cao nhất với 45%, tiếp theo là tủ lạnh với con số 37% và robot hút bụi là 27%. Đặc biệt, TV 4K / 8K là sự lựa chọn hàng đầu của các thế hệ.

    Vậy, “báu vật thiêng liêng” của bạn là gì? Hãy cho「chúng mình.blog」được biết nhé!

    Nguồn: Tổng hợp

    ________________________

    Theo dõi chúng mình để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!

    Đăng bởi:

    Từ khoá: Tam chủng thần khí – “Báu vật thiêng liêng” của người Nhật Bản hiện đại

    Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Immediate Matrix