Quy tac ung xu khi tham du dam cuoi cua

Quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người Nhật (P2)

    nhật bản, quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người nhật (p2)

    Từ lúc nhận được thiệp mời dự đám cưới đến lúc đi dự tiệc cưới của người Nhật chúng ta cần lưu ý điều gì để tránh thất lễ? Hãy xem bài viết sau đây để nắm được những quy tắc ứng xử đó nhé.

    Khi được mời dự lễ cưới tại Nhật Bản, bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm như trả lời thư mời, chuẩn bị quà mừng, chọn trang phục và kiểu tóc phù hợp,… Không chỉ vậy, bạn còn cần phải biết những quy tắc lễ nghi phức tạp, văn hóa ứng xử cần thiết khi tham dự sự kiện quan trọng này. Bài viết này sẽ giới thiệu những quy tắc ứng xử mà người tham dự lễ cưới tại Nhật Bản cần biết. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ đọc nội dung dưới đây để biết cách chúc mừng cô dâu chú rể đúng cách trong ngày trọng đại của họ.

    Trang phục và kiểu tóc phù hợp đám cưới – rực rỡ nhưng không quá nổi bật

    nhật bản, quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người nhật (p2)

    Lễ cưới là một dịp để chúc mừng. Khách mời cũng được yêu cầu mặc trang phục đẹp phù hợp với không khí buổi lễ trang trọng. Tuy nhiên, nhân vật chính của lễ cưới vẫn là cô dâu, chú rể. Do vậy, bạn không nên quá phô trương bằng trang phục quá nổi bật hay váy quá ngắn. Kiểu tóc cũng phải gọn gàng, phù hợp với sự kiện vui. Kiểu tóc thẳng của phụ nữ được cho là quá giản dị, nên bạn sẽ an toàn hơn với kiểu tóc uốn cụp.

    Nam giới sẽ chọn bộ vest đen hoặc màu tối để làm nổi bật nhân vật chính. Nhưng cà vạt đen sẽ không phù hợp, vì nó sẽ bị liên tưởng đến đám tang. Bộ vest công sở cũng thiếu trang trọng nên sẽ là một hành xử không đẹp trong lễ cưới. Nếu bạn bắt buộc phải mặc vest công sở tham dự đám cưới thì hãy cố gắng tăng sự lộng lẫy bằng cách kết hợp thêm những món đồ phụ kiện.

    Khách mời nam hay nữ đều nên tránh màu trắng – màu trang phục của cô dâu, chú rể. Bạn cũng cần cẩn thận khi sử dụng trang phục họa tiết da động vật, các sản phẩm da, lông thú… vì nó tạo cảm giác sát sinh.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cung cấp một vài thông tin cho những người muốn tham dự tiệc cưới trong trang phục truyền thống của Nhật Bản. Nếu bạn là nữ (cho dù là độc thân hay đã có gia đình) và là đồng nghiệp hoặc bạn bè của cô dâu hoặc chú rể thì bạn nên mặc kimono loại “homon-gi”. Bạn có thể chọn loại “furisode” nếu chưa kết hôn. Tuy nhiên, nếu cô dâu mặc kimono dài tay (chiều dài tay áo khoảng 114cm) thì bạn nên hạ thấp áo kimono xuống vừa phải (chiều dài tay áo khoảng 100cm).

    Nam giới phù hợp với trang phục “iromontsuki”, không có hoa văn và được nhuộm đơn sắc bởi các màu khác màu đen như xanh nước biển, xám, nâu. Việc chọn áo kimono hay haori cần lưu ý tránh họa tiết lòe loẹt, phải sử dụng loại vải đơn sắc, không nổi bật để làm nền cho nhân vật chính. Ngoài ra, bạn đừng quên mặc áo haori vì trong trang phục truyền thống Nhật Bản, nó giống như một chiếc áo khoác trang trọng.

    Trang phục truyền thống có rất nhiều quy tắc khi mặc, vì vậy bạn nhớ hỏi kĩ người bán hàng ở cửa hàng bán/cho thuê kimono để biết cách sử dụng sao cho đúng nhé.

    Xu hướng gần đây là các đám cưới được tổ chức theo phong cách riêng, rất cá tính; hội trường cưới được chuyển từ khách sạn sang nhà hàng. Trang phục, kiểu tóc được lựa chọn tùy theo thời gian, địa điểm và sự kiện tổ chức. Cùng với việc ghi nhớ các quy tắc ứng xử cơ bản, bạn cũng cần tìm hiểu trước phong cách lễ cưới, hội trường, khách mời tham dự, để chuẩn bị trang phục sao cho phù hợp.

    Những điều cần lưu ý tại hội trường cưới trong ngày tổ chức lễ cưới

    nhật bản, quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người nhật (p2)

    Vào ngày cưới, bạn hãy tham gia như mình là một phần quan trọng làm nên sự thành công của lễ cưới và đừng quên chúc mừng. Hãy đến địa điểm cưới trước khoảng 20~30 phút để có đủ thời gian, không bị vội vàng. Đến nơi, hãy nói “Xin chúc mừng (omedeto gozaimasu)” khi gặp người phụ trách lễ tân và họ hàng, chứ không phải chỉ với cô dâu, chú rể. Bữa tiệc sẽ được tiến hành theo kế hoạch đã được lên từ trước, vì vậy khi bài phát biểu hoặc các tiết mục giải trí được bắt đầu, bạn hãy ngừng ăn uống, và hướng mắt về phía sân khấu để theo dõi nhé. Hãy tranh thủ đi vệ sinh (nếu cần) vào thời gian trò chuyện hoặc lúc cô dâu thay váy.

    Vui vẻ nhiệt tình chúc mừng là điều tốt, nhưng người thân của cô dâu, chú rể cũng dự tiệc nên bạn cũng không nên quá suồng sã theo kiểu bạn bè. Nếu sau tiệc chiêu đãi còn có bữa tiệc nữa thì khi đó bạn có thể thoải mái, tự do hơn vì lúc này thường là bữa tiệc thân mật, không có người nhà tham dự.

    Thời điểm trao quà tặng mừng đám cưới

    nhật bản, quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người nhật (p2)

    Thông thường, bạn không cần tặng món quà riêng khi trao phong bì mừng lúc tham dự lễ cưới. Nhưng nếu bạn muốn tặng món quà gì đó cho cô dâu chú rể và món đồ đó có kích thước lớn thì bạn có thể gửi tại lễ tân trong ngày cưới; nhưng có lẽ cách gửi thẳng đến nhà riêng của cô dâu chú rể để khỏi phải mang theo sẽ tốt hơn cả. Các cô dâu, chú rể thường rất bận ngay trước lễ cưới nên nếu gửi quà thì có lẽ nên gửi sau lễ cưới (khoảng 1 tuần sau) khi công việc đã xong xuôi thì sẽ tiện hơn.

    Điều bạn không nên làm nếu được yêu cầu thực hiện tiết mục giải trí

    nhật bản, quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người nhật (p2)

    Tại tiệc cưới, lãnh đạo sẽ có bài phát biểu và bạn bè sẽ có tiết mục biểu diễn. Nếu cô dâu chú rể nhờ bạn làm điều này, hãy giữ phép tắc cơ bản và chuẩn bị thật kĩ càng cho tiết mục. Mọi nội dung diễn ra trong tiệc cưới đều rất quan trọng, chúng tôi mong rằng bạn sẽ cố gắng hết mức có thể để tránh xảy ra sai sót.

    Ngoài ra, các nội dung trong buổi lễ được quy định trong vài phút nên bạn cần lưu ý thời gian để kết thúc đúng trong thời gian cho phép. Một điều quan trọng nữa là không nên đùa giỡn hay quá sa đà vào câu chuyện cá nhân, bạn nên nhớ rằng đây là bữa tiệc có rất nhiều khách, trong đó có họ hàng cô dâu, chú rể. Còn nếu bạn cần sử dụng máy móc trong hội trường tiệc để hỗ trợ nội dung thực hiện của mình như quay phim… thì bắt buộc phải tham dự tập thử trước đó. Máy móc luôn có những vấn đề bất ngờ mà đôi khi không phải lúc nào cũng giải quyết ngay được, nên bạn nhớ hỏi kĩ nhân viên của khách sạn xem video có ổn định không, chất lượng âm thanh hoặc âm thanh có đủ lớn không nhé.

    Quy tắc cho bữa tiệc thứ hai – vui vẻ quá đà cũng không tốt

    nhật bản, quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người nhật (p2)

    Sau phần tiệc cưới chính thức có sự tham gia của gia đình, các đám cưới ngày nay thường tổ chức bữa tiệc thứ hai dành riêng cho bạn bè thân thiết. Bữa tiệc thứ hai có thể có thêm thành viên mới, ngoài những người đã tham dự tiệc cưới trước đó. Bữa tiệc này thường theo kiểu đóng phí tham dự nên bạn không cần gửi quà mừng. Tiền phí tham dự cũng không nhất thiết phải là những tờ tiền mới. Đây là bữa tiệc giữa những người thân thiết để cùng vui vẻ với nhau nên trang phục có thể thoải mái hơn khi tham dự tiệc cưới, nhưng bạn cũng nên cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp với nơi đến. Cũng giống như ở tiệc cưới chính thức, bạn nên tránh trang phục màu trắng hoặc trang phục quá hở hang.

    Đây là bữa tiệc thành hôn của bạn bè thân thiết, nhưng đừng quên chúc mừng và cũng đừng để mọi thứ quá đà nhé.

    Làm gì khi bạn đến muộn hoặc không thể tham dự

    nhật bản, quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người nhật (p2)

    Nếu bạn vắng mặt vì lý do nào đó, cách đúng đắn nhất bạn nên làm là thông báo điều này càng sớm càng tốt. Nếu bạn quyết định không thể tham dự trước khi trả lời lời mời, bạn chỉ cần viết thư trả lời giấy mời để thông báo; nhưng nếu bạn bận đột xuất sau khi đã thông báo tham dự lễ cưới với gia chủ thì ngoài việc viết thư hay gửi tin nhắn LINE, bạn hãy gọi điện trực tiếp nếu có thể và xin lỗi về điều này. Thông thường, trước lễ cưới vài ngày, gia chủ sẽ chốt lượng khách mời và đặt trước thực đơn, quà tặng khách,… nên nếu hủy tham dự ngay trước ngày cưới thì mọi người vẫn thường gửi phong bì mừng cưới.

    Ngoài ra, nếu bạn gặp sự cố đột xuất vào đúng ngày cưới và không thể tham dự thì việc thông báo đến hội trường cưới là điều cơ bản cần làm. Cô dâu, chú rể sẽ rất bận trong ngày này nên không có thời gian trực tiếp trả lời thông báo của bạn, do đó việc thông báo trực tiếp cho những nhân vật chính vào ngày lễ cưới là điều không nên.

    Bạn có thể liên lạc với những người bạn bè tham dự đám cưới để thông báo, hoặc tốt hơn là thông báo cho nhân viên tại hội trường cưới để họ có thể cho bạn biết chính xác thời gian diễn ra tiệc cưới. Bên cạnh đó, việc chia sẻ chính xác lý do vắng mặt là điều nên làm nhưng cũng không nên nói về những điều không tốt đẹp kiểu như chuyện đáng tiếc đã xảy ra với mình. Sau đó, bạn nên gọi lại trực tiếp cho cô dâu chú rể vào ngày sau lễ cưới để gửi lời xin lỗi và chúc mừng họ cũng như gửi phong bì quà mừng. Gia chủ đã chuẩn bị tiệc và quà tặng cho việc bạn tham dự lễ cưới nhưng bạn lại không thể đến thì tiền mừng cũng giống như bạn đã tham dự (thường là 30.000 yên).

    nhật bản, quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người nhật (p2)

    Lễ cưới là một sân khấu rực rỡ ghi dấu kỉ niệm đặc biệt trong cuộc đời của cô dâu, chú rể và người thân. Để niềm vui này trở nên đặc biệt, trọn vẹn và là một sự kiện hoành tráng và có ý nghĩa, việc khách mời tham gia tuân thủ các nghi thức cơ bản là điều rất quan trọng. Bài viết này đã đưa những thông tin cơ bản để bạn hiểu rõ những quy tắc ứng xử khi tham dự cũng như có thể chuẩn bị kỹ càng để chúc phúc cho cô dâu và chú rể trong ngày trọng đại của họ.

    Từ khóa: Quy tắc ứng xử khi tham dự đám cưới của người Nhật (P2)

    Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Immediate Matrix