Nhung phong tuc don nam moi tai Nhat Ban ban

Những phong tục đón năm mới tại Nhật Bản, bạn đã biết hết chưa? (P1)

những phong tục đón năm mới tại nhật bản, bạn đã biết hết chưa? (p1)

Nhật Bản đón năm mới theo lịch dương vì theo tinh thần văn hóa Tây phương trong tinh thần Nhật Bản, nên vẫn giữ được các nét phong tục truyền thống. Những nét văn hóa truyền thống đó là gì? Sẽ thật không phí nếu như bạn đọc bài viết này.

Theo thứ tự thời gian từ trước – trong – sau năm mới (khoảnh khắc giao thừa) thì sẽ có các hoạt động như sau tại Nhật Bản trong dịp お正月 (Oshogatsu: năm mới) này.

1. Chương trình ca nhạc Kohaku (紅白)

những phong tục đón năm mới tại nhật bản, bạn đã biết hết chưa? (p1)

Đây là chương trình ca nhạc truyền hình trực tiếp chào đón năm mới nổi tiếng của đài truyền hình NHK của Nhật Bản. Các ca sĩ, ban nhạc tham gia chương trình này đều là người người nổi tiếng nhất trong năm, có nhiều thành tựu giải thưởng trong âm nhạc.

Các nghệ sĩ sẽ được chia ra làm 2 đội, đội đỏ (紅) và đội trắng (白) để tranh tài bằng cách hát những ca khúc hay nhất của họ. Khán giả khắp cả nước và ban giám khảo tại trường quay. Bất cứ một nghệ sĩ nào cũng rất tự hào được tham gia chương trình này. Đây là một chương trình rất hay, nếu bạn không đi ra ngoài đón năm mới hay đi lễ chùa đầu năm (hatsumode) mà ở nhà bên gia đình thì không thể bỏ qua chương trình tivi hấp dẫn này.

2. Giao thừa – Omisoka (大晦日)

Omisoka là một biểu hiện tinh thần Nhật Bản vào đêm Giao thừa. Để bắt đầu năm mới với một tinh thần trong trẻo, tươi mới, gia đình và trẻ em sẽ tụ tập lại với nhau để dọn dẹp nhà cửa (gọi là osoji ) và sử dụng một vài ngày cuối năm cũ để chuẩn bị cho osechi ryori, trang trí đặc biệt và tuân theo lễ nghi vào những ngày đầu năm.

3. Joya no Kane (除夜の鐘)

những phong tục đón năm mới tại nhật bản, bạn đã biết hết chưa? (p1)

Vào thời khắc Giao thừa, bạn có thể nghe tiếng chuông ngân vang trong không gian tĩnh lặng khoảng 1-2 giờ. Truyền thống Phật giáo này được gọi là Joya no Kane, và đây là một trong những lễ nghi quan trọng nhất trong năm đối với các chùa Phật giáo khắp nước Nhật. Dù bạn sống ở bất kỳ đâu, bạn có thể nghe thấy âm thanh chuông ngân ở khu vực bạn sống.

Nhưng bạn có biết tại sao chuông được đánh chính xác 108 lần? Theo Phật giáo, người ta tin rằng con người bị quấy rối bởi 108 loại ham muốn và cảm giác trần tục được gọi là Bonnou, bị chi phối bởi sự tức giận, sự ham muốn và ghen tị. Mỗi tiếng chuông ngân lên sẽ loại bỏ một Bonnou rắc rối cho bạn.

Từ kanji Jo (徐) có nghĩa là “loại bỏ đi cái cũ và tiến đến các mới”, và Ya(夜)có nghĩa là “đêm”. Vì vậy, đó là đêm hoàn hảo để loại bỏ con người cũ phía sau và bắt đầu năm mới với những giải pháp mới và một tinh thần sáng láng. Vào thời điểm bạn đếm đến số 108, bạn đã sẵn sàng một năm mới trong lành không vướng bận những phiền não nữa – theo đúng lý thuyết.

4. Toshikoshi-soba (年越し蕎麦)

những phong tục đón năm mới tại nhật bản, bạn đã biết hết chưa? (p1)

Truyền thống ăn soba (một loại mì của Nhật) vào đêm Giao thừa trở nên phổ biến từ thời Edo (1603-1868). Khi chế biến soba, bột được kéo dài và cắt thành hình dài và mỏng, vì thế được xem là đại diện cho một cuộc sống thọ và khỏe mạnh. Thật thú vị, bởi soba được cắt khá dễ so với các loại mì khác, nó cũng là biểu tượng cho một ước mơ cắt đi những điều không may mắn của năm cũ để bắt đầu một năm mới thanh bình.

5. Kadomatsu (門松)

những phong tục đón năm mới tại nhật bản, bạn đã biết hết chưa? (p1)

Bạn có thể thấy vật trang trí màu xanh được tạo ra bởi cây thông Nhật, cây tre và cây hoa mơ (ume) trước cửa nhà và văn phòng của người Nhật trong suốt những ngày cuối cùng của năm cũ và những ngày đầu tiên của năm mới. Đó là kadomatsu, và trong suốt thời gian từ ngay sau Giáng sinh đến ngày 07/01, người ta tin rằng kadomatsu sẽ là chỗ ở tạm thời của toshigami sama để bảo đảm một vụ mùa bội thu và cầu nguyện tổ tiên những điều tốt lành cho mọi người trong gia đình. Cây thông Nhật, cây tre và cây hoa mơ đại diện cho sự trường tồn, sự sung túc và sức khỏe.

6. Kagami-mochi (鏡もち)

những phong tục đón năm mới tại nhật bản, bạn đã biết hết chưa? (p1)

Kagami-mochi, thường được dịch ra là bánh gạo gương, là một loại bánh gạo dùng để trang trí. Nhưng bạn có thể thắc mắc tại sao gọi là gương bởi vì không hề giống chiếc gương tẹo nào.

Tuy nhiên, gương tại Nhật một thời gian dài có hình tròn, và thường được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng của đạo Shinto. Bởi vì người ta tin rằng gương là nơi mà các vị thần cư ngụ, những loại mocha này được nặn thành hình như chiếc gương tròn cổ để mừng năm mới cùng các vị thần.

Trên đỉnh bánh gạo là một loại cam gọi là daidai (hiện nay được thay thế bởi quả quýt). Khi viết với một kanji khác “代々”, có nghĩa là “đời đời”, đại diện cho mong ước thịnh thượng cho con cháu từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Shimekazari (しめ飾り) hay sự thịnh vượng năm mới, được làm từ dây thừng, que, các dải giấy và quýt, cũng là một đồ vật thường được trang trí ngay cửa vào nhà hay văn phòng.

7. Hatsuhinode (初日の出)

những phong tục đón năm mới tại nhật bản, bạn đã biết hết chưa? (p1)

Những ánh bình minh đầu tiên rất quen thuộc với những người dậy sớm. Vào ngày đầu năm, ngắm nhìn ánh sáng ban mai có một ý nghĩa đặc biệt hơn – truyền thuyết cho rằng thần mặt trời Amaterasu tạo ra đất nước Nhật Bản – vì thế nó có tên là Đất nước mặt trời mọc.

Vì vậy, ngày 01/01 là ngày những người ngủ nướng cũng cố gắng dậy thật sớm và trải nghiệm 初日の出 hatsuhinode (ánh bình minh đầu tiên của năm). Vì vậy, những người thức khuya thường quyết đi chơi cả đêm Giao thừa luôn đó.

Người Nhật thường tin rằng Toshigami – một vị thần mang lại may mắn, sẽ xuất hiện cùng với ánh bình minh đầu tiên của năm. Vì vậy, bạn có thể tận hưởng hatsuhinode ở bất kỳ nơi nào bạn sống, nhưng không nơi nào có thể sánh với vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sĩ.

Từ khóa: Những phong tục đón năm mới tại Nhật Bản, bạn đã biết hết chưa? (P1)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Immediate Matrix