Nguy co suy thoai kinh te toan cau

Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới đã suy thoái trong 2 năm 2020-2021 do đại dịch COVID-19, năm 2022 hồi phục nhưng đến 2023 có thể tiếp tục suy thoái.

kinh tế, thế giới, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Nhiều nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, EU, Anh, Canada đang đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế vào năm 2023, đấy là nhận định của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Bloomberg (Mỹ), CNBC (Mỹ), Nomura (Nhật) và nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới.

Theo ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT, kinh tế thế giới đã suy thoái trong 2 năm 2020-2021 do đại dịch COVID-19, 2022 hồi phục nhưng đến 2023 có thể tiếp tục suy thoái. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam chỉ ở mức nguy cơ suy thoái thấp.

Giám đốc IMF, Kristalina Georgieva ngày 6/7 cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã “tối tăm đáng kể” kể từ tháng 4 và bà cho rằng không thể loại trừ khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2023, lý do lạm phát lan rộng hơn, lãi suất tăng đáng kể hơn, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại và các lệnh trừng phạt leo thang liên quan đến cuộc chiến Ukr.

Bloomberg ngày 4/7 dự báo nhiều nền kinh tế lớn trong đó có Mỹ, EU, Anh, Canada đối mặt với suy thoái kinh tế vào năm 2023.

CNBC (Mỹ), đăng nghiên cứu của Nomura với dự báo suy thoái kinh tế sẽ xảy ra ở Mỹ, EU, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Canada vào năm 2023. Subbaraman nhà kinh tế trưởng Nomura nói:

Mỹ sẽ rơi vào suy thoái, tăng trưởng GDP hàng quý so với quý trước âm bắt đầu từ quý 4/2022. Đó sẽ là một cuộc suy thoái nông nhưng kéo dài, chúng có thể kéo dài trong 5 quý liên tiếp.

Thậm chí Desmond Lachman, chuyên gia cao cấp tại Viện doanh nghiệp Mỹ còn cho rằng Mỹ thực sự đã rơi vào suy thoái kinh tế, ông nói:

Theo ước tính GDPNow của Fed Atlanta, rất có thể chúng ta sẽ có mức tăng trưởng GDP âm trong quý thứ hai. Điều đó có nghĩa là chúng ta có hai quý tăng trưởng âm liên tiếp, đây là định nghĩa phổ biến của suy thoái kinh tế.

Theo Viện Đầu tư Wells Fargo “không cần phải lo lắng về thời gian suy thoái của Mỹ nữa, bởi vì thực chất Mỹ đã đang ở trong một cuộc suy thoái rồi”.

GDP của Mỹ đã giảm 1,6% trong quý 1 và dữ liệu thời gian thực từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta cho thấy mức giảm tương tự trong quý 2, điều đó đồng nghĩa với việc tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp (đúng theo định nghĩa suy thoái kinh tế). Trong khi đó giá tiêu dùng, đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm, dự kiến tháng ​​6 sẽ tăng 8,8%.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ước tính rằng nếu Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho EU thì trong năm 2022 EU chỉ tăng trưởng có 1.3% và năm 2023 sẽ tăng trưởng âm -1.7%, trong khi đó lạm phát sẽ tăng hơn 8%.

Chính phủ Đức đã cảnh báo “người dân Đức sẽ không thể đổ đầy bình xăng vào mùa thu”.

Viện kinh tế IFO (Munich) lưu ý rằng ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukr và việc Trung Quốc lockdown chống COVID19 sẽ khiến Đức thiệt hại 1.5% GDP (65 tỷ USD), dẫn đến nguy cơ Đức bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế và tất yếu sẽ kéo theo EU cùng suy thoái.

Steven Cochrane, nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics Inc., cho biết giá năng lượng tăng cao đã ảnh hưởng nhiều nhất đến Đức và Pháp, với tác động lan tỏa ảnh hưởng đến phần còn lại của khu vực EU.

Cũng theo Bloomberg, nguy cơ suy thoái kinh tế của châu Á thấp hơn chỉ khoảng 20-25%, ngoại trừ Sri-Lanka đang vỡ nợ và đã suy thoái kinh tế.

Nguy cơ suy thoái lớn nhất là New Zeland, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng chỉ ở mức 25-33%.

Các nước Đông Nam Á nguy cơ suy thoái kinh tế đều dưới 13% (Malaysia 13%, Thái Lan và Việt Nam 10%).

Từ khóa: Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Immediate Matrix