Thời tiết Nhật Bản đã bắt đầu trở lạnh, đặc biệt là vào buổi đêm và sáng sớm, cây anh đào và lá bạch quả phủ kín mặt đất. Vào mùa thu, một loại cào tre được gọi là “kumade”, được ghép từ “kuma” nghĩa là gấu và “te” nghĩa là tay, rất hữu ích khi thu gom lá rụng.
Một loại “kumade” khác được cho là mang lại may mắn và tài lộc. Bùa may mắn Kumade có thể được bán ở các khu chợ ngoài trời, một phần của lễ hội “Tori-no-ichi” được tổ chức tại các đền thờ khác nhau trên khắp Nhật Bản.
Lễ hội Tori-no-ichi hay còn được gọi là lễ hội Tori, được tổ chức vào các ngày Dậu của tháng 11. Đây là lễ hội để cầu sức khoẻ, bình an và làm ăn phát đạt.
Tại lễ hội, khách hàng sẽ mua những chiếc kumade để chào đón một khởi đầu mới cho năm mới, và đặt chúng ở những vị trí cao trong nhà hoặc nơi kinh doanh, nơi chúng được tôn kính như một lá bùa hộ mệnh.
Một địa điểm đặc biệt nổi tiếng với lễ hội Tori-no-ichi là đền Ohtori nằm ở ngoại ô khu Asakusa của Tokyo. Năm nay, lễ hội Tori-no-ichi sẽ được tổ chức hai lần, vào ngày 9 và 21 tháng 11. Đền Ohtori là một trong hai địa điểm liên tục tổ chức lễ hội hàng năm kể từ khi bắt đầu vào thời Edo (1603-1867).
Truyền thuyết kể rằng anh hùng dân gian Nhật Bản Yamato Takeru no Mikoto, một trong những vị thần được tôn thờ ở đền Ohtori, đã dâng một chiếc cào kumade cho ngôi đền để bày tỏ lòng biết ơn về một cuộc chinh phục thành công vào một ngày trong tháng 11 rơi vào ngày Dậu.
Tại lễ hội Tori-no-ichi của Đền thờ Ohtori, một trong những lễ hội lớn nhất của loại hình này ở Nhật Bản, các gian hàng của khoảng 160 cửa hàng kumade được xếp thành hàng bán các sản phẩm cỡ quạt uchiwa tiện dụng và sản phẩm có kích thước khổng lồ để trang trí văn phòng.
Mỗi lá bùa may mắn kumade bao gồm các thanh tre mảnh có dán giấy lên chúng, gồm nhiều engimono như mặt nạ thần tài, đồng tiền vàng, 7 vị thần tài hay chiếc thuyền chở kho báu. Mỗi sản phẩm đều được làm thủ công, và những người thợ thủ công của xưởng tạo ra các sản phẩm bằng cách chia nhỏ các công việc cắt giấy theo mẫu, dán lên thanh tre, vẽ theo đường viền và tô các mẫu bằng màu sắc sống động.
Tuy vào dịp năm mới kumade cũng được đem ra bán, nhưng thường thì người ta mua kumade ở lễ hội Tori nhiều hơn. Vì trong tiếng Nhật, “tori” đọc lên nghe có cảm giác rất…may mắn! Nó có nghĩa là vơ vào hay tập hợp may mắn.
Dưới đây là một số hình ảnh của kumade năm nay.

Một người thợ hoàn thành bức tranh vẽ một đứa trẻ mặc quần áo Trung Quốc được gắn vào một thanh tre mảnh để dùng làm vật trang trí cào may mắn “kumade”, tại xưởng Takarabune-kumade ở phường Taito, Tokyo vào ngày 7 tháng 10 năm 2021. .



Kyoko Yoshida, người đứng đầu thế hệ thứ tư của Takarabune-kumade Yoshida, cầm một vật trang trí cào may mắn kumade tại Takarabune-kumade Yoshida ở phường Taito, Tokyo vào ngày 7 tháng 10 năm 2021

Người thợ đang xử lý tre để làm kumade


Tại Takarabune-kumade Yoshida, các họa tiết may mắn của đồ trang trí kumade, được gọi là “đồ chơi”, được tạo ra bằng cách cắt các mẫu giấy, gắn chúng vào các thanh tre mảnh và thêm sơn theo thứ tự đã được truyền lại từ các thế hệ trước. Đồ chơi được làm khô mỗi khi có màu mới, và các công việc được chia cho những người thợ thủ công của cửa hàng.


Cá may mắn

Đền Ohtori ở phường Taito của Tokyo vào ngày 7 tháng 10 năm 2021

Một chiếc mặt nạ “nade-okame” với chiếc mũi ngắn và đôi má tròn tại đền Ohtori ở phường Taito, Tokyo vào ngày 7 tháng 10 năm 2021. Xoa mặt được cho là mang lại may mắn.

Mọi người tại lễ hội Tori-no-ichi năm 1937
Nguồn: The Mainichi – chúng mình tổng hợp
–
Theo dõi chúng mình để cập nhật những thông tin thú vị nhất về Nhật Bản nhé!
Trải nghiệm Bản tin Việt – Nhật hôm nay trên các nền tảng khác:
Website: https://chúng mình.blog/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC1dmVQHWwXGLjldhX70ZKCQ
Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJWDCryj/
Facebook: https://www.facebook.com/chúng mình.blog
Đăng bởi:
Từ khoá: “Kumade” – Tay gấu may mắn của Nhật Bản