Không uống nước từ đài phun nước gần đền chùa
Năm Mới (Shogatsu) ở Nhật Bản thật thú vị. Đây được xem là một lễ hội quan trọng nhất trong năm ở Nhật Bản. Và là trải nghiệm tuyệt vời cho những ai muốn khám phá văn hóa Nhật Bản khi du lịch tại đây.
Năm Mới (Shogatsu) ở Nhật Bản thật thú vị. Đây được xem là một lễ hội quan trọng nhất trong năm ở Nhật Bản và là trải nghiệm tuyệt vời cho những ai du lịch Nhật vào thời điểm này. Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong suốt kì nghỉ quan trọng này. Hãy cùng khám phá văn hóa Nhật Bản thông qua cách người Nhật đón tết cùng cẩm nang Nhật Bản nhé.
Năm mới Nhật Bản diễn ra khi nào?
Không giống như ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, người dân Nhật Bản đón mừng năm mới của họ vào ngày 01/01 Dương Lịch hàng năm.

Hình ảnh năm mới tại Nhật Bản
Sử sách nói rằng, trong suốt thời Meiji Era từ 1868-1912 người Nhật đón Tết dựa trên âm lịch của người Hoa. Ngày đầu tiên của tháng 1 chỉ chính thức trở thành ngày tết ở Nhật Bản từ 5 năm kể từ thời Minh Trị Duy Tân.
Khám phá văn hóa Nhật Bản qua khoảng thời gian đón tết
Năm mới của người Nhật diễn ra trong một vài ngày. Kì nghỉ Tết ở đây thường bắt đầu từ 30/12, kéo dài đến hết 03/01 năm sau. Nhiều người làm việc và học tập ở các thành phố lớn đều quay trở về quê hương để đón năm mới với bạn bè và gia đình. Các trường học cũng đóng cửa 2 ngày trước và sau năm mới.
Đêm giao thừa thiêng liêng
31/12 là ngày vô cùng quan trọng đối với người Nhật. Bạn có thể đi tiệc tùng cùng bạn bè, đến một vài buổi biểu diễn âm nhạc. Bạn cũng có thể ngồi tại nhà mở tivi và ngồi chờ thời khắc đếm ngược từng giây để đón chào năm mới. Đây chính là một trong những điều mà bạn thấy rất giống với phong tục Việt Nam khi khám phá văn hóa Nhật Bản.
Rung chuông trong đêm
Người Nhật thường hay đi lễ chùa hoặc viếng thăm các ngôi đền trong đêm giao thừa. Tháp chuông của những ngôi đền ở đây sẽ rung lên 108 lần như kéo con người thoát khỏi 108 những ham muốn trần tục sẽ đem đến khổ ải cho họ.
Những hoạt động mới ngày càng trở nên phổ biến
Trong thế kỉ 21, xem show “kohaku uta gassen” trong đêm giao thừa đã trở thành hoạt động thường niên được giới trẻ hiện đại ở Nhật ngày càng yêu thích. Mọi người có thể vừa chiêm ngưỡng những màn trình diễn đặc sắc vừa nhảy múa và hòa ca cùng những giai điệu ngọt ngào mà đoàn trình diễn đem lại.

Kohaku uta gassen-show truyền thống đón giao thừa tại Nhật
Đón ánh mặt trời đầu tiên của năm mới
Khám phá văn hóa Nhật Bản qua cách họ đón bình minh đầu tiên của năm mới. Đây được tin là khoảnh khắc vô cùng linh thiêng. Thông thường, mọi người tìm cho mình một địa điểm thuận tiện để có thể đón ánh bình minh năm mới. Rất nhiều người chọn biển, một vài người khác lại chọn đỉnh núi để có thể có một địa điểm tốt nhất để đón ánh mặt trời. Núi Takao cũng là một trong những nơi tốt nhất để có thể đón bình minh đầu tiên của năm mới.

Đón bình minh tại Nhật
Họ cầu nguyện thần Mặt Trời ban cho họ sức khỏe, cuộc sống an lành một năm suôn sẽ với nhiều hạnh phúc và phước lành. Phong tục này được hình thành từ thời Meiji Era.
Hatsumode – Ghé thăm và cầu nguyện tại đền chùa ở Nhật
Hatsumode nghĩa là gì? Từ “hatsumode” nói đến việc thăm ngôi đền hoặc chùa đầu tiên trong dịp tết của người Nhật. Điều này không có nghĩa là nhất thiết bạn phải đi lễ chùa vào ngày 01/01 mà đi vào ngày 2 hay 03/01 cũng được. Người dân Nhật Bản thường đi lễ chùa đầu năm mới để cầu chúc một năm an lành, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình. Cùng với đó bạn cũng có thể thưởng thức những món ăn đặc biệt từ các quầy bán hàng được bày bán trong khuôn viên đền. Mua cho mình những chiếc bùa cho năm mới và hủy chiếc bùa của năm cũ.

Lến chùa đầu năm tại Nhật Bản
Trong khi thăm đền chắc hẳn rằng các bạn sẽ gặp được rất nhiều người trong đó có cả những người bạn chưa từng quen biết. Thế nhưng hãy nói “Akemashite Omedeto Gozaimasu” (có nghĩa là chúc mừng năm mới) với mọi người nhé. Chắc chắn rằng bạn sẽ nhận lại những câu chúc thân thiện từ người đối diện. Rất nhiều cô gái, chàng trai cũng khoác lên mình những bộ kimono truyền thống nhiều màu sắc trong dịp lễ chùa đầu năm mới.
Những ngôi đền và chùa được ưu tiên lựa chọn cho Hatsumode
Bạn có thích thú với phong tục này của người Nhật không? Bạn có muốn viếng thăm một ngôi đền trong dịp lễ linh thiêng này để khám phá văn hóa Nhật Bản không? Nếu có thì Đền Minh Trị nằm tại Harajuku, Tokyo là một trong những ngôi đền mà Cẩm nang du lịch Nhật Bản đặc biệt gợi ý cho các bạn trong dịp lễ này.

Bùa EMA – một loại bùa nổi tiếng tại Nhật được dùng taị các chùa để cầu nguyện
Theo ước tính, mỗi dịp năm mới có khoảng xấp xỉ một triệu lượt khách ghé thăm ngôi đền này. Tại Nhật người ta cho rằng nơi tốt nhất để cầu nguyện là tại một ngôi đền phong cách Shinto.
Bạn cũng có thể đến thăm một số địa điểm khác cho dịp hatsumode này ở Tokyo. Chùa Asakusa Kannon, đền Nishiarai hay đền Kawasaki Daishi. Viết những ước nguyện của mình lên tấm gỗ tại ngôi đền và treo chúng lên giá. Điều này sẽ giúp những ước nguyện ấy sẽ thành sự thật đấy.
Omikuji
Omikuji là lá giấy để viết những dự đoán cho tương lai bạn. Nó xuất hiện ở hầu hết các ngôi chùa Phật giáo và đền thần ở Nhật. Tương tự như quẻ bói ở Việt Nam. Mua những tờ omikuji trong dịp tết đã thành truyền thống từ bao đời nay tại Nhật. Bạn có thể khám phá văn hóa Nhật Bản bằng cách thử xem dự báo qua tờ omikuji này. Ngày xưa, những mảnh giấy này thường được viết bằng tiếng Nhật. Nhưng gần đây, bạn có thể tìm thấy những tờ Omikuji bằng tiếng Anh.

OMIKUJI-loại bùa thường giảm bớt xui xẻo
Nội dung của những Omikuji này – may mắn, bình thường hoặc thậm chí là điều xui xẻo trong tương lai. Nếu nhận được những thông điệp không may. Người Nhật sẽ cột những mảnh giấy này lên nhánh cây. Họ tin rằng điều này sẽ xóa bỏ được những điều không may ấy. Theo đó điều may mắn sẽ đến với họ trong năm mới.
Đi qua những điều thú vị của tết Nhật Bản. Bạn có tò mò muốn khám phá văn hóa Nhật Bản không nào? Nước Nhật còn nhiều điều thú vị hơn nữa mà bạn chưa biết hết được đâu. Đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!
Từ khóa: Khám phá văn hóa Nhật Bản qua cách họ đón năm mới