Kham pha 10 tin don ve Nhat Ban P2

Khám phá 10 tin đồn về Nhật Bản (P2)

    khám phá 10 tin đồn về nhật bản (p2)

    Các bạn có ấn tượng gì khi nhắc về Nhật Bản? Nhiều người đã nghe phong phanh được những tin đồn về việc rằng đất nước này an toàn như thế nào hoặc người dân Nhật Bản tốt bụng ra sao, cùng với hàng tá những điều mà khó có thể tin được. Ở phần 1 chúng ta đã giải đáp được 5 vấn đề. Phần cuối này các bạn cùng theo dõi đến cũng nhé. Chắc chắn có rất nhiều điều thú vị

    6. Liệu bạn sẽ nhận được lời xin lỗi nếu như mình chỉ bị trễ chuyến vài phút? Nhật Bản: Nơi tàu điện ngầm và xe buýt chạy theo lịch trình!

    khám phá 10 tin đồn về nhật bản (p2)

    Người Nhật đang chờ tàu

    Hệ thống giao thông công cộng của Nhật Bản được cho là hiệu quả và đúng giờ nhất trên thế giới. Ở các quốc gia khác, việc chậm trễ tàu điện và xe buýt có thể khá phổ biến nhưng ở Nhật Bản, việc chậm trễ thậm chí hai hoặc ba phút sẽ dẫn đến việc tài xế hoặc nhân viên nhà ga phải xin lỗi và sẽ được cấp giấy chứng nhận đi trễ cho những người cần chúng để trình bày với sếp khi đến công ty. Ở Nhật Bản, “sớm 5 phút là đúng giờ” là một quy tắc bất thành văn và đi trễ là một điều cấm kỵ trong văn hóa. Do đó, đối với các công ty vận tải công cộng, việc không thể cung cấp dịch vụ kịp thời do chậm trễ là nguyên nhân dẫn đến những thông báo xin lỗi và phải giải trình lý do chậm trễ. Ngay cả khi lý do đó là do thời tiết xấu, hay gặp tai nạn do ai đó nhảy xuống đường ray, hay bị dừng khẩn cấp để chăm sóc hành khách bị ốm hoặc bất cứ điều gì khác nằm ngoài tầm kiểm soát của đường sắt đi chăng nữa, thì những công ty vận tải đều phải gánh trách nhiệm và xin lỗi vì sự chậm trễ của mình. Hầu hết các thông báo trên phương tiện giao thông công cộng của Nhật Bản đều bằng tiếng Nhật, nhưng các tuyến hoạt động ở các khu vực có nhiều du khách nước ngoài thường hiển thị thông báo bằng tiếng Anh tại màn hình ở trên tàu, vì vậy các bạn nhớ chú ý theo dõi nếu có bị delay.

    7. Tất cả người Nhật đều bị bệnh?! Tại sao lại có nhiều người đeo khẩu trang?

    khám phá 10 tin đồn về nhật bản (p2)

    Khi đi trên đường, có thể gặp nhiều người Nhật đeo khẩu trang

    “Rất nhiều người ở đó đều đeo khẩu trang” là điều mà bạn thường nghe mọi người nói về Nhật Bản. Bỏ qua đại dịch hiện nay này đi, thì ngoài một số khu vực của châu Á, rất hiếm quốc gia nào mà việc đeo khẩu trang là một phần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Ở hầu hết mọi nơi, khẩu trang khó có thể được nhìn thấy bên ngoài bệnh viện hoặc ở các rạp chiếu phim, nhưng ở Nhật Bản, đeo khẩu trang là một phần trong cuộc sống hàng ngày của một số lượng lớn người dân.

    Một trong những lý do để đeo khẩu trang đó chính là để tránh lây lan bệnh cúm mà bạn đã mắc phải, hoặc để bảo vệ bản thân khỏi bị cảm lạnh. Ngoài ra, những người mà bị dị ứng đều sử dụng khẩu trang để chống lại dị ứng theo mùa kéo dài từ đầu mùa xuân đến đầu mùa hè. Phụ nữ Nhật Bản đôi khi sử dụng khẩu trang để che đi khuôn mặt không trang điểm của họ, và những người nổi tiếng sử dụng khẩu trang để tránh bị nhận ra khi ở nơi công cộng. Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhu cầu về khẩu trang có thể bắt nguồn từ việc người dân sử dụng chúng như là một phụ kiện thời trang. Cũng giống như kính giả, một số người sử dụng khẩu trang để làm cho mình trông sành điệu hơn, ngay cả khi họ không có nhu cầu cần phải dùng nó. Việc mà khẩu trang có thể dễ dàng được tìm thấy ở những nơi như cửa hàng tiện lợi, siêu thị và hiệu thuốc có thể là một lý do khác khiến chúng trở nên không thể thiếu đối với người Nhật.

    8. Người Nhật có tham công tiếc việc không? Thực tế của hình ảnh người Nhật nghiện việc

    khám phá 10 tin đồn về nhật bản (p2)

    Các khảo sát cho thấy người Nhật làm việc rất nhiều

    “Người Nhật làm việc quá nhiều” là điều mà bạn chắc chắn đã nghe ít nhất một lần trên internet hoặc từ các phương tiện truyền thông, nơi mô tả các vấn đề về phong cách làm việc của người Nhật. Thậm chí cả một thuật ngữ tên là “karoshi” trong tiếng Nhật (có nghĩa là “chết do làm việc quá sức”) đều rất phổ biến trên thế giới.

    Thái độ của người Nhật đối với công việc bắt đầu thay đổi trong những năm gần đây, nhưng bóng tối của văn hóa doanh nghiệp khắc nghiệt của những năm trước vẫn còn đó,

    chẳng hạn như việc mong đợi nhân viên thức đêm làm việc ngoài giờ theo lịch trình. Một ví dụ cụ thể minh họa rõ ràng vấn đề này là, nếu một công ty yêu cầu ít hơn 40 giờ làm thêm mỗi tháng, thì sẽ được gọi là “công ty trắng”, có nghĩa là công ty đó tuân theo các thông lệ đạo đức. Vẫn còn rất nhiều người đôi khi làm việc đến 12 giờ sáng, chỉ kịp bắt chuyến tàu cuối cùng về nhà, và sau đó trở lại làm việc vào 7 giờ sáng hôm sau. Một số thậm chí chọn ngủ lại tại văn phòng. Trong tình huống xấu nhất, những người làm việc trong những điều kiện như thế này đôi khi không thể chịu nổi rồi dẫn tới đột quỵ do làm việc thâu đêm hoặc gieo mình trước đầu tàu điện ngầm. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, Thứ Hai – ngày bắt đầu của một tuần làm việc – có tỷ lệ tự tử cao nhất trong tất cả các ngày trong tuần, và dựa theo dữ liệu trong những năm gần đây, đều cho thấy rằng trung bình 80,7 nam giới và 27,3 nữ giới sẽ tự kết liễu đời mình vào mỗi thứ Hai hàng tuần, một con số thật ớn lạnh khi nghĩ đến điều đó.

    Ngoài ra, mùa xuân, mùa bắt đầu năm làm việc mới của các công ty Nhật Bản, cho thấy tỷ lệ tự tử cao đáng kinh ngạc so với các mùa khác. Dữ liệu này họa lên một bức tranh đáng buồn về việc nhiều người nghĩ rằng môi trường làm việc ở Nhật đáng sợ như thế nào.

    Gần đây, nhiều nơi làm việc đã tiến hành “cải tiến phong cách làm việc” để làm cho môi trường làm việc tốt hơn, nhưng vẫn có nhiều công ty vẫn tiếp tục thực hiện những tiền lệ xấu này.

    9. Người Nhật rất lịch sự! Có thật là người Nhật sẽ cúi đầu trong mọi tình huống ?!

    khám phá 10 tin đồn về nhật bản (p2)

    Người Nhật hay cúi đầu trong mọi tình huống

    Ở Nhật Bản, nơi mà cách cư xử là điều nói lên tất cả, và một trong những cử chỉ xã hội được sử dụng nhiều nhất là cúi đầu, hay “ojigi”.

    Cúi đầu trong văn hóa Nhật Bản không liên quan đến tôn giáo, và nó chỉ đơn thuần là một biểu hiện sự tôn trọng của một người đối với người khác. Ngoài ý nghĩa là chào, thì cúi đầu còn được sử dụng khi cảm ơn ai đó.

    Cúi đầu được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng bạn có biết rằng độ sâu của việc cúi đầu (góc cúi đầu) thay đổi tùy theo hoàn cảnh không?

    Khi chào hỏi ai đó mà bạn biết trong một khung cảnh bình thường, bạn nên cúi đầu nhẹ, 15 độ hay còn gọi là “eshaku”. Tuy nhiên, khi chào cấp trên hoặc khi xin lỗi hoặc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, thì cúi đầu 30 độ hay còn gọi là “keirei” thì sẽ thích hợp hơn. Kiểu cúi với tên gọi “saikeirei” – 45 độ sâu hơn, thì được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng sâu sắc nhất của một người dành cho ai đó. Như bạn có thể thấy, ngay cả những thứ đơn giản như việc cúi đầu cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo hình thức, và người Nhật cần phải thể hiện khéo léo áp dụng phù hợp với từng hoàn cảnh.

    Cách cúi đầu thích hợp nhất đối với du khách nước ngoài đến Nhật Bản là “eshaku”. Đây là cách cúi chào mà người Nhật sử dụng hàng ngày, như khi nói lời cảm ơn với nhân viên thu ngân sau khi thanh toán xong hoặc thể hiện lòng biết ơn đối với người nhặt được thứ gì đó rơi ra từ túi của chính mình trên đường phố. Đặc biệt là trong khi đi mua sắm, thì việc cúi đầu rất phổ biến do bạn chỉ cần bày tỏ lòng biết

    ơn bằng một cái cúi đầu nhẹ thay vì dùng lời nói.

    10. Du khách bị ấn tượng bởi dịch vụ tỉ mỉ của người Nhật! Sự thật về nền văn hóa “Omotenashi” đáng kinh ngạc của Nhật Bản

    khám phá 10 tin đồn về nhật bản (p2)

    Tinh thần Omotenashi – bí mật tạo nên phong cách làm việc chuẩn Nhật

    Có một câu nói của người Nhật rằng “khách hàng là thượng đế.” Cụm từ này xuất phát từ một ca sĩ hát enka (Thể loại nhạc ballad dân ca của Nhật Bản) nổi tiếng, người đã gây ra tiếng vang trong thời đại lúc bấy giờ. Những lời nói và lối suy nghĩ này đã được phổ biến khắp Nhật Bản nhờ tài năng và tính cách lôi cuốn của nam ca sĩ này. Anh ấy từng nói:

    “Đối với một nghệ sĩ, việc làm hài lòng khán giả là điều hoàn toàn cần thiết, vì vậy tôi coi họ như những vị thần khi tôi hát.”

    “Khách hàng sử dụng dịch vụ là điều rất thiêng liêng và cao quý, và khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp nên làm mọi cách để cho họ trải nghiệm được một cách dễ chịu nhất có thể”.

    Đây là một lối suy nghĩ đã ăn sâu vào nghề kinh doanh buôn bán lẻ, dịch vụ ăn uống và các ngành khác.

    Ngoài ra, thì có một lý do khác giải thích tại sao ý tưởng về lòng hiếu khách này lại trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Như bạn thấy đấy, người Nhật thường đặt rất nhiều hàng ở lần ấn tượng đầu tiên.

    Tại hầu hết các cửa hàng Nhật Bản, các quy tắc nghiêm ngặt được đặt ra về đồng phục, kiểu tóc và trang điểm mà nhân viên buộc phải làm theo để tạo ra ấn tượng tốt ban đầu. Những loại quy định này chắc chắn là rất phổ biến trên khắp thế giới ở các hãng hàng không, khách sạn và các cơ sở khác, nhưng ở Nhật Bản, việc gây ấn tượng mạnh được đi sâu hơn tới từng chi tiết, chẳng hạn như ngoại hình phải sạch sẽ hoặc cách nói chuyện nhẹ nhàng và lịch sự để khiến khách hàng nghĩ rằng “Tuyệt vời, dịch vụ tại cơ sở kinh doanh này thật đáng kinh ngạc”.

    Các nhà hàng thì đặc biệt tuân thủ triết lý “omotenashi” chi tiết và tỉ mỉ. Ngay khi khách hàng bước vào, họ sẽ được chào đón lớn bằng câu “irasshaimase” (chào mừng đã tới tiệm chúng tôi) với một nụ cười trên môi. Khi vào chỗ ngồi, khách hàng sẽ thấy dưới chân có sẵn một cái giỏ để đựng túi xách để chúng không bị bẩn khi đặt dưới đất. Và trước khi đồ ăn được bày ra, thì một chiếc khăn tay ẩm đi kèm với một cốc nước đá sẽ được bày ra để thực khách có thể rửa tay trước bữa ăn.

    Những người đã đi du lịch đến Nhật Bản thường nói rằng “Người Nhật rất thân thiện”, nhưng thực ra họ đang nói tới dịch vụ omotenashi này.

    Các bạn hãy tự mình đến thăm đất nước này và tận mắt trải nghiệm những hình thức hiếu khách khác nhau của nó nhé.

    Phần kết 

    khám phá 10 tin đồn về nhật bản (p2)

    Du khách đến Nhật Bản có thể thấy nhiều điều được liệt kê trong bài viết này thật bất ngờ và hơi ngộ nghĩnh, nhưng đối với người Nhật, chúng là những kiểu ứng xử cực kì bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

    Ban đầu, một số người sẽ cảm thấy shock văn hóa và khó thích nghi, nhưng khi đã quen với nó, bạn sẽ thấy rất thú vị với những điều đặc biệt mà văn hóa Nhật Bản mang lại!

    Dịch: Đặng Trân

    Từ khóa: Khám phá 10 tin đồn về Nhật Bản (P2)

    Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Immediate Matrix