Bánh Mochi với phiên bản xanh. Nguồn: Học làm bánh
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa phương Đông lâu đời mà còn chinh phục du khách bởi những món ăn ngon. Vậy ngoài sushi, sashimi thì xứ hoa anh đào còn có loại bánh nào phổ biến? Cùng khám phá bài viết dưới đây về top 7 bánh đặc sản Nhật Bản nhé.
Top 7 bánh đặc sản Nhật Bản và sức hấp dẫn không thể chối từ
Ẩm thực Nhật Bản luôn đem tới cho người thưởng thức sự ngỡ ngàng bởi hương vị thơm ngon, lối chế biến tuy đơn giản nhưng công phu. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm bánh và thưởng bánh.
Nếu một lần tới đất nước này, hãy nếm thử các loại bánh đặc sản Nhật Bản như sau:
Bánh Mochi (Bánh gạo)
Bánh đặc sản Nhật Bản phổ biến nhất mà ai cũng biết tới đó chính là Mochi. Mochi nổi tiếng đến nỗi chỉ cần nhắc tới đồ ngọt nơi đây, thực khách luôn lựa chọn nó làm món tráng miệng cho bữa ăn của mình.
Không ai biết nguồn gốc của Mochi từ đâu, chỉ biết rằng khi xa xưa, tổ tiên người Nhật với nền văn minh lúa nước đã dùng những hạt nếp đầu tiên làm nên loại bánh này. Mochi xuất hiện hàng ngày, trong ngày lễ, tết, giỗ chạp. Món ăn thể hiện sự may mắn, cầu bình an, hạnh phúc với người thưởng thức.
Mochi truyền thống bao gồm nhiều vị như đậu đỏ, đậu xanh, trà xanh. Gạo nếp được giã nhuyễn, cán mịn, nhồi nhân và viên thành những hình tròn xinh xắn. Chiếc bánh Mochi đủ màu sắc, phủ một lớp đường bột hoặc đường, cắn vào mềm tan trong miệng.

Bánh Mochi truyền thống. Nguồn: Học làm bánh
Tại bất kỳ khu du lịch nào của Nhật Bản, bạn cũng có thể tìm thấy Mochi và mua một vài hộp làm quà. Mochi được trang trí xinh xắn, một món ăn ngon, bổ dưỡng cho mọi người.

Bánh Mochi với phiên bản xanh. Nguồn: Học làm bánh
Bánh hoa anh đào
Bên cạnh Mochi, bánh hoa anh đào cũng thuộc top các loại bánh đặc sản Nhật Bản nhất định phải nếm thử. Đúng như tên gọi của nó, bánh mềm mại, có màu phớt hồng đặc trưng và hương thơm thoang thoảng hệt một bông anh đào vậy.
Nguyên liệu làm ra loại bánh này khá đặc biệt, một loại nếp chuyên dụng từ vùng kansai với vị mặn, màu phớt hồng, khi giã nhuyễn cho thêm một chút màu tự nhiên. Bánh được nặn tròn hoặc hình cánh hoa, bên trong nhân đậu đỏ, trà xanh hoặc nhân mặn tùy thích.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo, béo ngậy, vị mặn tự nhiên pha ngọt thanh. Tuy nhiên, bánh Sakura không để được quá lâu, du khách muốn mua về làm quà cần tính thời gian chính xác.

Bánh hoa anh đào với màu hồng phớt xinh xắn. Nguồn: Yêu bếp
Wagashi – bánh đặc sản Nhật Bản được nâng tầm nghệ thuật
Wagashi – vẻ đẹp tự nhiên là lời mô tả ngắn gọn nhất về loại bánh ngọt đặc biệt này. Với lịch sử lâu đời lên tới hàng ngàn năm, bánh Wagashi song hành cùng xứ Phù Tang qua những biến cố thăng trầm của thời đại. Trở thành món bánh truyền thống đặc sắc và có tính thẩm mỹ bậc nhất.
Bánh Wagashi không có hình dạng cố định, chúng được sáng tạo bởi những bàn tay tỉ mẩn và khéo léo. Nguyên liệu bao gồm bột nếp, các loại đậu, mứt hoa quả hoặc hoa quả tươi. Điểm độc đáo là ở chỗ, bánh sẽ được tạo hình theo dạng 3D, 4D mô phỏng các loại quả, những bông hoa rất đẹp mắt.
Có người đã từng nhận xét, thưởng thức bánh Wagashi phải vận dụng cả 5 giác quan. Mắt nhìn, tai nghe, tay cảm nhận, miệng nếm thử hương vị ngọt ngào. Trong chuyến du lịch Nhật Bản của mình, đừng quên chọn mua bánh Wagashi, chắc chắn bạn sẽ không hối hận.

Bánh Wagashi. Nguồn: Du học Nhật Bản
Các loại Nama
Nhật Bản có bánh đặc sản gì? Đây là một dạng bánh mini với tên gọi là Nama, rất phổ biến trong những ngày lễ tình nhân đen và trắng. Nama được chia nhỏ thành những hình vuông, có nhiều vị như trà xanh, socola, dâu tây và việt quất. Nhưng phổ biến nhất vẫn là trà xanh và socola.
Nama gắn liền với những buổi trà đạo truyền thống. Bánh mềm mượt, không một chút lạo xạo trong miệng, được làm từ 100% matcha hoặc ca cao tự nhiên. Đa phần Nama có vị hơi đắng, hậu vị ngọt, ngon miệng vô cùng.
Ngày nay, nhiều loại Nama được sáng tạo, kết hợp độc đáo hơn. Nhưng loại Nama truyền thống vẫn được người dân và du khách ưa chuộng nhất. Món bánh thích hợp ăn lạnh, hương vị thanh ngọt, mềm ẩm sẽ chinh phục cả những người khó tính nhất.

Nama Chocolate thơm ngon. Nguồn: Làm bánh 365
Bánh rán Dorayaki
Một loại bánh đặc sản Nhật Bản không hề xuất phát từ truyền thống lại được giới trẻ phát cuồng chính là bánh rán Dorayaki. Dorayaki chính là món bánh rán trứ danh mà Doraemon cực kỳ yêu thích. Loại bánh này lấy cảm hứng từ chính bộ truyện về chú mèo máy và có hình dạng giống hệt trong truyện.
Cách làm Dorayaki rất đơn giản, bao gồm hai công đoạn làm vỏ và làm xốt nhân bên trong. Vỏ bánh với công thức bột tương tự bông lan nhưng làm chín dưới hình thức pancake. Phần xốt phụ thuộc vào người thưởng thức, có các loạt xốt dâu, xốt khoai môn, xốt mứt dưa vàng…
Dorayaki tại Nhật là một món ăn đường phố, món để ăn chơi và rất thích hợp trong mùa đông. Khi ăn bánh, bạn có thể dùng kèm café, trà sữa hay nước hoa quả đều phù hợp. Chiếc bánh xinh xắn này được lòng rất nhiều trẻ em cũng như các tín đồ của Doraemon.

Bánh rán Dorayaki lấy cảm hứng từ bộ truyện Doraemon. Nguồn: Yêu nước Nhật
Takoyaki – bánh đặc sản Nhật Bản nhân bạch tuộc
Theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản, hãy đến khu phố Shibuya, các chợ đêm Tokyo để ăn Takoyaki nướng nóng. Loại bánh đặc sản không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch Nhật. Takoyaki được làm từ bạch tuộc băm, phần vỏ bột mì thơm ngon và nướng hoặc chiên trên nền nhiệt cao.
Takoyaki ăn kèm với các loại sốt, mayonnaise hoặc tương ớt, tương cà. Nhiều người ví món bánh này với bánh rán mặn tại Việt Nam. Tuy nhiên, Takoyaki chính thống chỉ làm từ bạch tuộc mà không cần bất kỳ loại thịt nào khác. Hương vị tươi ngon, đậm đà của sốt, bạch tuộc dai giòn sần sật. uống cùng một ly soda mát lạnh.
Giá của Takoyaki không quá đắt, chỉ từ 15 – 20 yên cho một suất 6 hoặc 8 cái. Lời khuyên cho du khách là nên dùng đũa hoặc xiên để ăn bánh và chỉ ăn khi bạn không bị dị ứng với các loại hải sản.

Bánh Takoyaki siêu ngon. Nguồn: Du học Nhật Bản
Bánh xèo Okonomiyaki
Không chỉ Việt Nam mới có bánh xèo mà tại Nhật Bản, Okonomiyaki chính là loại bánh xèo được yêu thích nhất. Đây là món bánh đặc trưng của vùng Hiroshima và Kansai. Nguyên liệu chính bao gồm bột, bột nghệ, hải sản, một chút nấm hoặc giá đỗ và các loại hành.
Okonomiyaki được chiên trên chảo nóng, đổ nhân trước để xào sơ, sau đó mới cho bột và bật lửa to tạo độ giòn. Bánh có màu vàng rất đẹp, ăn kèm với rau sống, dưa chuột muối và loại nước tương chuyên dụng. Khi ăn, bạn sẽ cảm thấy nó không khác cho lắm so với bánh xèo Việt Nam.

Bánh xèo Okonomiyaki. Nguồn: Học làm bánh
Hiền Lương
Từ khóa: Bánh đặc sản Nhật Bản và sức hấp dẫn không thể chối từ